Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục xuất nhập cảnh? Nguyên tắc xuất nhập cảnh?
Hiện nay chúng ta có thể thấy vấn đề xuất cảnh nhập cảnh đang rất được quan tâm một phần là do nhu cầu cuả con người và do đất nước đang trong thời kì mở cửa và giao thương với các nước trên thế giới, Vậy nên cần phải đòi hỏi thực hiện việc quản lý xuất nhập cảnh tốt hơn. Vậy ở Việt Nam cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của
Cơ sở pháp lý: Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019
1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục xuất nhập cảnh
Căn cứ theo quy định tại điều 45. Trách nhiệm của Bộ Công an Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các Bộ, ngành liên quan soạn thảo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; hướng dẫn việc thực hiện tạm hoãn, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao quy định về quy trình thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử; hướng dẫn cụ thể quy trình cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng hộ chiếu phổ thông.
3. Ban hành các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của Luật này sau khi trao đổi với các Bộ, ngành liên quan; in ấn, quản lý và cung ứng giấy tờ xuất nhập cảnh để cấp cho công dân.
4. Tổ chức thực hiện cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an quản lý.
5. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin tiếp nhận, lưu trữ, khai thác chứng thư số phục vụ công tác cấp, quản lý hộ chiếu có gắn chíp điện tử, được kết nối với Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế để xác thực, kiểm soát hộ chiếu có gắn chíp điện tử.
6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
7. Trang bị phương tiện, đào tạo, huấn luyện người làm công tác quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
8. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng quy định việc kiểm soát xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định của Luật này.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao ký kết thỏa thuận quốc tế trong việc tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú theo phân công của Chính phủ; phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc ký kết điều ước quốc tế liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
11. Cung cấp cho Bộ Quốc phòng thông tin, tài liệu về các cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam để phục vụ công tác kiểm soát xuất nhập cảnh.
12. Thống kê nhà nước về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Như vậy chúng ta có thể thấy Cục xuất nhập cảnh là cơ quan trực thuộc của bộ công an nên sẽ có trách nhiệm quyền hạn và nghĩa vụ của bộ công an theo quy định của pháp luật, cụ thể
Thứ nhất ” ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam” The đó cơ cụ xuất nhập cảnh sẽ phối hợp với cơ quan khác để có thể phối hợp với nhau tạo ra quy định của những văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề xuất nhập cảnh của công dân Việt nam, đây là yếu tố rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với lĩnh vực quản lý xuất nhập cảnh. Ngoài ra còn thực hiện thu thập vân tay của người đề nghị cấp hộ chiếu ngoại giao trong những trường hợp cụ thể để xác minh và hoàn tất thủ tục cho người xuất nhập cảnh.
Thứ hai, ” Ban hành các mẫu giấy tờ xuất nhập cảnh” các loại giấy tờ đó có thể là mẫu đơn, mẫu giấy khai thông tin xuất nhập cảnh để có thể lưu trữ và làm thủ tục cho công dân xuất nhập cảnh.
Thứ ba, ” cấp hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh” các loại giấy tờ được cấp để xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam và các nước và cũng được sử dụng thay thế chứng minh nhân dân. Ngoài ra thì cục xuất nhập cảnh kiểm tra, kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam, nhiệm vụ của đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh gồm những công việc như kiểm tra xác định tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ xuất nhập cảnh và điều kiện xuất cảnh, nhập cảnh hay hoạt động xác định sự đồng nhất giữa người xuất cảnh, nhập cảnh với giấy tờ xuất nhập cảnh
Thứ tư, ” xây dựng, quản lý, thu thập, cập nhật, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh” đây là nhiệm vụ và trách nhiệm cũng là quyền hạn của cục xuất nhập cảnh đối với công tác quản lý xuất nhập cảnh, đó là những thông tin liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được số hóa, lưu trữ, quản lý, khai thác bằng cơ sở hạ tầng thông tin
Thứ năm ” thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về xuất cảnh” đây là nội dung quy định thẩm quyền xử lý của cục xuất nhập cảnh để xử lý răn đe những hành vi vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh.
Kết luận: pháp luật không có quy định cụ thể về Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục xuất nhập cảnh tuy nhiên có thể dựa trên quy định trên chúng ta thấy được nhiệm vụ quyền hạn và chức năng đối với những hoạt động cụ thể do pháp luật quy định như trên.
2. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Nguyên tắc xuất cảnh, nhập cảnh Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định cụ thể:
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân Việt Nam; chặt chẽ, thống nhất trong quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
3. Bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh.
4 . Mọi hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của cơ quan, tổ chức, cá nhân phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Như vậy chúng ta có thể hiểu đối với xuất nhập cảnh thì điều nguyên tắc thưc hiện đầu tiên là tuân thù Hiến pháp vì hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những luật quan trọng trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong tiến trình xây dựng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nên không những thực hiện xuất nhập cảnh phải tuân thù mà tất cả những ngành luật khác đều phải tuân thủ.
Ngoài ra cần có những phương án thực hiện đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài. Tiếp tục nâng cấp hệ thống khai báo, tiếp nhận và quản lý thông tin tạm trú của người nước ngoài qua mạng Internet. Đảm bảo tiến độ xây dựng, triển khai các dự án, trọng tâm là dự án sản xuất, phát hành hộ chiếu điện tử; Đề án xây dựng lực lượng an ninh trên không…
Ngoài ra trong lĩnh vực xuất nhập cảnh cần đảm bảo an ninh quốc gia điều này trên thực tế có thể thấy Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Nguyên tắc cuối cùng đó là việc xử phạt vi phạm đối với hành vi xuất cảnh nhập cảnh trái với quy định của pháp luật. Ví dụ như hành vi vượt biên trái phép, hành vi này được hiểu là hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh
Trên đây là thông tin công ty Luật dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục xuất nhập cảnh” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.