Trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp? Trình tự miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp?
Giám định tư pháp là một trong số những hoạt động được pháp luật quy định nhằm để bổ trợ tư pháp. Các chủ thể là người hành nghề giám định tư pháp theo quy định pháp luật sẽ được gọi là giám định viên tư pháp, nơi làm việc của các chủ thể này là các tổ chức giám định tư pháp hoặc được chỉ định cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc. Hiện nay, trong nhiều trường hợp cụ thể mà dẫn đến việc miễn nhiệm giám định viên. Để đảm bảo việc miễn nhiệm giám định viên diễn ra chính xác, thuận lợi, đúng pháp luật thì Nhà nước ta đã ban hành các điều luật về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu miễn nhiệm giám định viên và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
Chúng ta đều biết rằng, hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện. Đây được xem là đặc điểm cơ bản của giám định viên tư pháp. Để nhằm phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định của pháp luật tố tụng thì trong một số trường hợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định tư pháp. Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định. Khi các chuyên gia thực hiện giám định, người giám định tư pháp sẽ cần phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng theo các quy chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể để nhằm thực hiện giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện. Các chủ thể là người giám định tư pháp không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước. Mục đích hoạt động Giám định tư pháp được thực hiện nhằm mục đích cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng. Ngoài ra, hiện nay, nhu cầu cần giám định để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức, cá nhân đang ngày một nhiều.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10
– Không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
– Thuộc một trong các trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp, bao gồm:
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
– Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp.
– Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm:
+ Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
+ Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
+ Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp.
+ Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
+ Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
+ Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
+ Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
– Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có
Ta nhận thấy, đối chiếu với quy định tại Khoản 1 Điều 10,
2. Trình tự miễn nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp:
Theo Khoản 2,3, Điều 10
“2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức quản lý giám định viên tư pháp hoặc đơn xin miễn nhiệm của giám định viên tư pháp;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp”.
Dựa theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Luật giám định viên tư pháp 2012, thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp được thực hiện như sau:
– Bước 1: Đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
+ Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân sau khi người đứng đầu cơ quan chuyên môn thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.
– Bước 2: Lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm:
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
+ Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;
+ Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tương ứng.
– Bước 3: Xử lý hồ sơ:
Theo quy định của pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.