Quy định hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng?
Đầu tư xây dựng góp phần vào việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế. Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư xây dựng góp phần củng cố lực lượng sản xuất, tăng cường tiềm lực kinh tế và phát huy mọi năng lực của mỗi thành phần kinh tế trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc phát triển các thành phần kinh tế. Do đó, pháp luật đã quy định rất rõ về hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng”
Dịch vụ Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về xây dựng theo nội dung và tiêu chí đánh giá đã được phê duyệt đối với dự án sử dụng vốn nhà nước.
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện giám sát, đánh giá về mục tiêu, sự phù hợp với quy hoạch liên quan, việc sử dụng đất, tiến độ đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường đối với dự án sử dụng nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật
+ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại khu vực xây dựng tổ chức thực hiện giám sát của cộng đồng trong phạm vi, quyền hạn của mình đã được giao về hoạt động giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, ngoài những chủ thể nêu trên thì tổ chức, cá nhân trong nước phải thực hiện giám sát của cộng đồng đối với những dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng vốn nhà nước, vốn đóng góp của cộng đồng và vốn tài trợ.
– Từ mục đích, yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư xây dựng trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã quy định nên các nhiệm vụ cụ thể của quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bao gồm :
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
– Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.
– Quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm; hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển hệ thống đô thị, hệ thống khu công nghiệp.
– Quản lý trực tiếp việc thực hiện các dự án quy hoạch, các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
– Xây dựng và ban hành hệ thống quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật, đơn giá dự toán xây dựng;
– Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
– Quyết định đầu tư các dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.
– Cấp giấy phép kinh doanh, chứng nhận hành nghề xây lắp. thiết kế cho các doanh nghiệp, cá nhân hành nghề xây dựng, tư vấn đầu tư xây dựng.
– Quy định, hướng dẫn, cấp giấy phép xây dựng công trình.
– Thẩm tra phương án công nghệ, bảo vệ môi trường sinh thái,
– Quy định và kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp trong hoạt động thi công xây dựng công trình.
Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đầu tư xây dựng.
– Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng; đào
tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
– Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
– Có thể nhận thấy rằng, các nội dung quản lý nhà nước trên lĩnh vực đầu tư xây dựng rất rộng và đa dạng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ đề cập đến một số nội dung trọng tâm như: quản lý các chủ thể đầu tư xây dựng, quản lý đấu thầu trong xây dựng, quản lý việc ký kết và thực hiện
– Quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư: Trong nền kinh tế thị trường thì công trình xây dựng là hàng hóa và cũng được sản xuất, mua bản như những hàng hóa khác, nhưng điểm khác biệt ở chỗ công trình xây dựng là một loại hàng hóa đặc biệt do nó có giá trị kinh tế cao, thời gian sử dụng lâu dài và sự tác động to lớn đến nhiều mặt của đời sống kinh tế – văn hóa – xã hội. Chỉ có Nhà nước với các công cụ quản lý vĩ mô, luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ các lợi ích của xã hội song song với nhiệm vụ phát triển nền kinh tế quốc dân mới có đủ khả năng, điều kiện quản lý tốt đầu tư xây dựng, ngăn chặn kịp thời xu hướng các doanh nghiệp chạy theo mục đích lợi nhuận mà xem nhẹ các yêu cầu, lợi ích chung của xã hội trong khi sản xuất sản phẩm công trình xây dựng, từ đó đảm bảo chất lượng công trình xây dựng phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế – xã hội.
– Tại Điều 19 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng quy định về giám sát thi công xây dựng công trình, theo đó, về nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình gồm những bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra: ở bước này thì việc giám sát thi công xây dựng công trình sẽ tiến hành kiểm tra về sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng và kiểm tra biện pháp thi công xây dựng của nhà thầu. Theo đó, việc kiểm trá sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầy và
+ Bước 2: Xem xét và chấp thuận các nội dung theo quy định của pháp luật. Theo đó, việc xem xét và chấp thuận sẽ do nhà thầu trình và yêu cầu nhà thầu thi công chỉnh sửa các nội dung này trong quá trình thi công xây dựng công trình cho phù hợp với thực tế và quy định của hợp đồng. Đặc biệt, trong những trường hợp cần thiết, chủ đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng với các nhà thầu về việc giao nhà thầu giám sát thi công xây dựng lập và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đối với các nội dung nêu trên.
+ Bước 3: Kiểm tra: tiến hành kiểm tra và chấp thuận cũng như kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác thực hiện công việc xây dựng tại hiện trường theo yêu cầu của thiết kế xây dựng và tiến độ thi công của công trình.
+ Bước 4: Giám sát thực hiện: theo đó, tại bước này chủ thể giám sát sẽ tiến hành giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình; giám sát các biện pháp đảm bảo an toàn đối với công trình lân cận, công tác quan trắc công trình, sau đó sẽ đưa ra đề nghị chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh thiết kế khi phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế.
h) Yêu cầu nhà thầu tạm dừng thi công khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình và phối hợp xử lý, khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật.
Thông qua việc quy định cụ thể chế độ trách nhiệm của doanh nghiệp về quản lý chất lượng công trình xây dựng; cũng như quy định về giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng và chú trọng bổ sung, hoàn thiện các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn xây dựng, quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế; duy trì công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng, giám định chất lượng công trình xây dựng, Nhà nước quản lý, kiểm soát chất lượng sản phẩm, công trình xây dựng, đồng thời định hướng cho các doanh nghiệp hành nghề tư vấn, xây dựng tiến tới thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.