Giám đốc Cảng vụ hàng hải là gì? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải?
Cảng vụ hàng hải là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trực tiếp trong lĩnh vực hàng hải, có vị trí, chức năng cực kỳ quan trọng, góp phần ổn định trật tự pháp lý hàng hải. Cảng vụ hàng hải hoạt động có cơ cấu tổ chức riêng, trong đó người đứng đầu Cảng vụ hàng hải là Giám đốc cảng vụ hàng hải, được nhà nước trao các quyền hạn và buộc thực hiện các nhiệm vụ nhất định phù hợp với địa vị pháp lý mà họ có. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải theo Bộ luật hàng hải Việt Nam hiện hành.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015.
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018.
Thông tư 19/2021/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là gì?
Giám đốc Cảng vụ hàng hải được giải thích tại Khoản 2, Điều 91 Bộ luật hàng hải Việt Nam là “người chỉ huy cao nhất của Cảng vụ hàng hải.“. Cụ thể hơn về chức danh này, trong quy định về các chức danh lãnh đạo, quản lý tại Điều 6, Thông tư 19/2021/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành có nêu rõ: “Cảng vụ hàng hải có Giám đốc là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cảng vụ hàng hải. “
Như vậy, theo các quy định trên, thì Giám đốc cảng vụ hàng hải là chức danh gắn với người lãnh đạo, người chỉ huy cao nhất, người đứng đầu Cảng vụ hàng hải. Giám đốc Cảng vụ hàng hải do Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải được quy định tại Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam; Khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, với 11 nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản sau:
Một là, tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, kế hoạch phát triển cảng biển trong khu vực quản lý và tổ chức giám sát thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Quy hoạch là nội dung trọng tâm khi nhắc đến việc phát triển một cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo sự phát triển đồng bộ, nhất quán trong chính hệ thống, cũng như so với các cơ sở hạ tầng khác tại một khu vực nhất định. Việc tham gia xây dựng quy hoạch tổng thể là nhiệm vụ quan trọng của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, bởi đây là chủ thể có chuyên môn, được bổ nhiệm trên sự lựa chọn tốt nhất vì vậy, họ hoàn toàn có khả năng, kiến thức để đóng góp ý kiến vào hoạt động xây dựng quy hoạch.
Hai là, tổ chức thực hiện quy định về quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý; kiểm tra, giám sát luồng, hệ thống báo hiệu hàng hải; kiểm tra hoạt động hàng hải của tổ chức, cá nhân tại cảng biển và khu vực quản lý.
Nhiệm vụ, quyền hạn này cũng được ghi nhận đối với Cảng vụ hàng hải tại Điểm a, Khoản 2, Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT. Tuy nhiên, hoạt động của cơ quan và hoạt động của cá nhân sẽ có sự khác nhau. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn này của Giám đốc Cảng vụ hàng hải được thực hiện không mang tính trực tiếp mà thông qua hoạt động của cá nhân giúp việc hoặc thực hiện thông qua các quyết định hành chính có khả năng ràng buộc, tác động đến cấp dưới hoặc các tổ chức, cá nhân hoạt động hàng hải.
Ba là, cấp phép, giám sát tàu thuyền đến, rời và hoạt động tại cảng biển; không cho phép tàu thuyền đến, rời cảng khi không có đủ điều kiện cần thiết về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn này được ghi nhận cụ thể tại Điều 80 Bộ luật Hàng hải Việt Nam, quy định này cho phép Giám đốc Cảng vụ hàng hải ban hành các quyết định áp dụng bắt buộc đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động hàng hải khi có các lý do khách quan hoặc chủ quan mà việc tiếp tục cho tàu thuyền đến và rời cảng có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của thuyền viên, an ninh, môi trường hàng hải thuộc khu vực quản lý.
Bốn là, chủ trì điều phối hoạt động giao thông hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
Giao thông hàng hải là hoạt động phức tạp, cần thực hiện việc điều phối, phân luồng cụ thể để tránh những tai nạn hoặc hoạt động làm cản trở giao thông hàng hải. Việc chủ trì điều phối có nghĩa là đây là hoạt động cần sự phối hợp của cả hệ thống cơ quan Cảng vụ hàng hải, trong đó, Giám đốc chỉ là người chỉ đạo và đưa ra các phương án điều phối để cấp dưới thực hiện cụ thể.
Năm là, thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển được quy định tại Điều 130 Bộ luật hàng hải, cụ thể là
Sáu là, tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
Nhiệm vụ, quyền hạn này khá rõ ràng, theo đó, tại Điều 114 Bộ luật hàng hải quy định 3 trường hợp tạm giữ tàu biển:
(1) Đang trong quá trình điều tra tai nạn hàng hải mà việc tạm giữ là cần thiết để phục vụ công tác điều tra.
(2) Chưa nộp đủ tiền phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
(3) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật.
Bảy là, chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
Tìm kiếm, cứu người gặp nạn là hoạt động vừa mang tính nhân văn vừa mang tính pháp lý, điều này đòi hỏi trong bất cứ trường hợp nào khi có người gặp nạn (do tai nạn, thiên tai) thì việc thực hiện tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn luôn đặt ra. Với tư cách là người đứng đầu, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải là cá nhân chủ trì, đưa ra các phương án tối ưu để việc tìm kiếm, cứu người gặp nạn hay xử lý sự cố ô nhiễm môi trường hiệu quả, nhanh chóng, hạn chế tối đa thiệt hại.
Tám là, tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
Đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên là thủ tục bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức hoạt động hàng hải có sử dụng tàu biển. Nhiệm vụ, quyền hạn về việc tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển của Giám đốc Cảng vụ hàng hải chỉ phát sinh khi được cơ quan có thẩm quyền giao, việc tổ chức thực hiện cũng chỉ mang tính chỉ đạo và chi phối tới hoạt động của cấp dưới.
Phí, lệ phí cảng biển là một nội dung chuyên ngành có thể phân tích cụ thể hơn, tuy nhiên, có thể hiểu đây là loại phí mà cá nhân, tổ chức hoạt động hàng hải phải đóng. Giám đốc Cảng vụ hàng hải là người đứng đầu Cảng vụ hàng hải, do đó, chủ thể này hoàn toàn có quyền nắm bắt, quản lý, thu và quyết định sử dụng các loại phí, lệ phí phù hợp với mục đích sử dụng và phải đảm bảo hợp pháp.
Chín là, tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
Tại nạn hàng hải được giải thích tại Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hàng hải là: “sự kiện liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển gây ra một trong những hậu quả sau: làm chết người, mất tích, bị thương nặng; làm cho tàu biển đâm va; hư hỏng nghiêm trọng đến cấu trúc tàu; làm cho tàu mất tích, chìm đắm, mắc cạn, mất khả năng điều động; làm hư hỏng kết cấu hạ tầng hàng hải hoặc gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.” Cũng tại căn cứ pháp lý này, đã ghi nhận về nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải trong việc điều tra, xử lý các tai nạn hàng hải. Đây là quyền cực kỳ quan trọng, nhằm đảm bảo rằng dù xảy ra trong điều kiện, môi trường nào thì các tại nạn luôn là mối quan tâm và phải được điều tra, xử lý để bảo đảm quyền lợi của tất cả những người liên quan.
Mười là, chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
Để hoạt động quản lý được diễn ra hiệu quả thì việc phối hợp giữa các cơ quan tại cảng biển là điều cần thiết và với tư cách là người chỉ huy, Giám đốc Cảng vụ hàng hải phải chủ trì, điều hành việc phối hợp, làm sao để sự phối hợp đó phải đạt hiệu quả nhất, tranh sự chồng lấn trong thẩm quyền.
Mười một là, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.
Quyền hạn này không những được ghi nhận trong Bộ luật Hàng hải mà còn trong