Khái quát về quyết định chủ trương đầu tư công? Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công?
Khi đất nước ngày một trở nên phát triển hơn thì các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng cũng ngày càng được chú trọng hơn để phục vụ những nhu cầu của công dân sinh sống trên một quốc gia. Cơ sở hạ tầng được biết đến là các công trình như: điện, đường giao thông, trường học, bệnh viện,….Những cơ sở này cần được nâng cấp hoặc xây mới để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của công dân. Do để để có thể thực hiện các hoạt động đầu tư dự án đầu tư công thì sẽ phải dựa trên quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công.
Bạn đang tìm hiểu về các quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công được quy định hiện nay. Đây là những quyết định của cấp có thẩm quyền về các quyết định có liên quan đến dự án đầu tư công. Vậy quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công được hiểu là gì? Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công là gì? Điều bạn cần biết về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công”
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư công 2019
1. Khái quát về quyết định chủ trương đầu tư công
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công mà cụ thể được quy định tại điều Khoản 7 Điều 4 Luật Đầu tư công 2019 quy định: “Chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về các nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, nhằm làm căn cứ để lập, trình, phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công”.
Về nguyên tắc, sự phân biệt bình thường giữa vốn và chi tiêu hiện tại sẽ áp dụng, với cái trước liên quan đến bất kỳ chi tiêu mà cuộc sống sản xuất kéo dài trong tương lai. Vì vậy, nhiều công đầu tư dưới hình thức cơ sở hạ tầng chi phí – cho mạng lưới đường bộ và đường sắt, cảng, cầu, nhà máy sản xuất năng lượng, cấu trúc viễn thông, nước và mạng lưới vệ sinh, tòa nhà chính phủ – có thể có một cuộc sống hiệu quả của một số nhiều thập kỷ. Các chi phí như vậy có phạm vi từ nhỏ, các dự án cơ sở hạ tầng hạn chế một lần có thể được thực hiện trong vòng một năm đến hơn các dự án phức tạp diễn ra nhiều thập kỷ – cái gọi là “dự án lớn”. Như trong khu vực tư nhân, chính phủ có thể đầu tư vào máy móc và thiết bị – máy tính, phòng thí nghiệm thiết bị, thậm chí cả sách giáo khoa – cuộc sống của ai nhịp ngắn hơn nhiều.
Nhưng các loại chi phí khác, một số hình thức hiện tại, cũng có thể góp vốn sự hình thành. Đáng chú ý, chi tiêu của chính phủ về giáo dục và y tế không chỉ đóng góp vốn con người của một cá nhân mà còn của xã hội, với những lợi ích có thể mở rộng trong suốt cuộc đời. Ở đây vốn tốt ít hơn hữu hình hơn một tòa nhà hoặc một phần của trang thiết bị.
2. Trình tự quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công được quy định như sau: Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 19 và Điều 21 của Luật Đầu tư công. Đối với trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình thuộc thẩm quyền của Chính phủ theo quy định tại Điều 22 của Luật Đầu tư công. Đồng thời thì theo quy định tại Điều 28 của Luật Đầu tư công trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu dự án nhóm A (bao gồm cả các dự án khẩn cấp và dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 33 của Luật Đầu tư công) thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật Đầu tư công.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định tại Điều 24 của Luật Đầu tư công và Nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Ngoài ra, Nghị định cũng hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B và nhóm C, trừ dự án nhóm C quy mô nhỏ thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; trình tự, thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư theo quy trình rút gọn đối với dự án nhóm C quy mô nhỏ của các chương trình mục tiêu quốc gia có kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp; trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án khẩn cấp nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân sách trung ương và trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án khẩn cấp nhóm B và nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương.
Hồ sơ cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công gồm:
– Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
– Bản sao một trong các tài liệu sau:
– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
Tuy rằng đối với các quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công khác nhau những vẫn thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau và được pháp luật hiện hành quy định:
– Bước 1: Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 19, 22, 23, 24, 33 Luật Đầu tư công thì đối với những dự án khác nhau và tính chất của từng dự án khác nhau thì sẽ có cơ quan tiếp nhận hồ sơ và nhận hồ sơ tương ứng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Vui lòng nộp hồ sơ và nhận kết quả từ 7h30-11h00; 2h00 – 4h30 thứ 2 đến thứ 6 trừ lễ, tết.
– Bước 2: Đối với hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho nhà đầu tư những nội dung không hợp lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đến các cơ quan nhà nước có liên quan để lấy ý kiến thẩm định theo quy định của pháp
– Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan nhà nước có ý kiến thẩm định trong phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Ban quản lý.
– Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong thời hạn 25 ngày đối với các dự án quy định tại Điều 19, 22, 23, 24, 33 của Luật Đầu tư công và 5 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi.
Phương pháp thực hiện: Tổ chức, cá nhân trực tiếp nộp và nhận hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của cơ quan có thẩm quyền tương ứng với hồ sơ và thẩm quyền được pháp luật quy định. Gửi qua đường bưu điện cũng được chấp nhận.
Như vậy, để có thể tiến hành quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công thì các chủ thể tham gia vào chủ trương đầu tư công muốn thực hiện trình tự thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể trong hoạt động đầu tư công khi thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư công này theo như quy định của pháp Luật Đầu tư công hiện hành.