Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao? Quy định về sử dụng vũ khí thể thao? Thủ tục trang bị vũ khí thể thao?
Hiện nay với sự phát triển của thể dục thể thao thì việc sử dụng các vũ khí phục vụ cho hoạt động luyện tập thể dục thể thao ngày càng được quan tâm. Vũ khí thể thao được trang bị và sử dụng dựa trên các quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Vậy hiện nay Theo quy định thì đối tượng được trang bị là ai? và thủ tục trang bị vũ khí thể thao được pháp luật quy định thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý sử dụng vũ khí, Vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ 2017
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao
Căn cứ theo quy định tại điều 24. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao Luật quản lý sử dụng vũ khí, Vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định các đối tượng cụ thể như sau:
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thể thao bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Công an nhân dân;
d) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
đ) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;
e) Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Như vậy chúng ta có thể thấy dựa trên quy định này pháp luật đề ra 06 đối tượng cụ thể được trang bị sử dụng vũ khí thể thao, vũ khí thể thao được sử dụng với mục đích là để luyện tập và thi đấu thể thao. vũ khí thể thao bao gồm các loại súng trường, súng ngắn thể thao chuyên dùng các cỡ, các loại súng hơi, các loại vũ khí khác dùng trong luyện tập, thi đấu thể thao và các loại đạn dùng cho các loại súng thể thao.
Ngoài ra tại quy định trên còn quy định về thẩm quyền trang bị vũ khí thể thao của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an đối với tính chất nhiệm vụ của từng cơ quan sẽ được trang bị vũ khí thể thao phù hợp và đứng theo quy định của pháp luật đề ra. Tuy nhiên vấn đề trang bị vũ khí phải thực hiện theo thủ tục và sử dụng đúng mục đích trang bị theo quy định và nguyên tắc sử dụng, để tránh lạm dụng vũ khí thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Có thể thấy hiện nay nếu muốn xây dựng một quân đội có đủ sức chiến đấu cần phải giải quyết đúng đắn vấn đề kết hợp người và kỹ thuật… Sự cần thiết về trang bị điều kiện quan trọng của kỹ thuật không có nghĩa là hạ thấp tác dụng của người và tác dụng của nhân tố chính trị, trái lại nhân tố con người từ trước đến nay vẫn là nhân tố quyết định
2. Quy định về sử dụng vũ khí thể thao
Căn cứ theo quy định tại điều 27. Sử dụng vũ khí thể thao Luật quản lý sử dụng vũ khí, Vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về việc sử dụng vũ khí thể thao cụ thể như sau:
1. Vũ khí thể thao được sử dụng trong tập luyện, thi đấu thể thao tại trường bắn hoặc địa điểm tổ chức, được cảnh giới và có biện pháp bảo đảm an toàn; tuân thủ giáo án tập luyện, luật thi đấu thể thao và điều lệ giải.
2. Vũ khí thể thao phải được kiểm tra an toàn trước, trong và sau khi tập luyện, thi đấu thể thao.
3. Vũ khí thể thao được giao cho vận động viên, huấn luyện viên, học viên hoặc hội viên thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này để tập luyện, thi đấu thể thao tại địa điểm tập luyện và thi đấu.
Như chúng ta đã biết thì việc quản lý sử dụng vũ khí là nhiệm vụ quan trọng và rất đặc biệt là đối với những đối tượng được trang bị vũ khí, họ là người có trách nhiệm quản lý trực tiếp. Hiện nay có thể thấy thể dục, thể thao, các môn thể thao đang phát triển rất mạnh mẽ và trong đó có sử dụng vũ khí ngày càng nhiều và trở thành các môn thi đấu chuyên nghiệp ở phạm vi quốc gia hay quốc tế, từ đó có thể thấy pháp luật đã đặt ra các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí nói chung và vũ khí thể thao nói riêng, làm cơ sở pháp lý quan trọng nhằm mục đích để ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể liên quan.
Như vậy, thông qua quy định này chúng ta thấy rằng, vũ khí thể thao phải được sử dụng đúng mục đích theo quy định của pháp luật, Khi sử dụng thì cần phải kiểm tra tính an toàn của vũ khí bởi tính chất của vũ khí có thể làm sát thương nếu không cần thận, theo đó nên cần thực hiện các biện pháp cũng như thực hiện đúng quy định về an toàn khi sử dụng loại vũ khí này.
Một điều không thể thiếu khi cá nhân, tổ chức sử dụng vũ khí thể thao đó là thực hiện các thủ tục như nộp 01 bộ hồ sơ tại
3. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao
Căn cứ theo quy định tại điều 25. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao Luật quản lý sử dụng vũ khí, Vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:
Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
– Hồ sơ đề nghị bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị;
+ Văn bản đồng ý về việc trang bị vũ khí thể thao của cơ quan có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;
+ Bản sao quyết định thành lập, bản sao Giấy phép hoạt động hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
+ Hồ sơ quy định lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí thể thao và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Giấy phép trang bị vũ khí thể thao có thời hạn 30 ngày.
– Thủ tục trang bị vũ khí thể thao đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy thông qua quy định tại điều 25. Thủ tục trang bị vũ khí thể thao Luật quản lý sử dụng vũ khí, Vật liệu nỗ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định thì thủ tuc trang bị vũ khí thể thao phải thực hiện đầy đủ những hồ sơ như đã nêu và lưu ý thực hiện dúng thời hạn trang bị vũ khí thể thao và giấy phép trang bị vũ khí thể thao theo quy định thì sẽ có thời hạn sử dung đối với 30 ngày
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện: Tổ chức.
Cơ quan thực hiện: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép trang bị vũ khí thể thao.
Phí, lệ phí: Không có.
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
Trên đây là thông tin công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đối tượng được trang bị và thủ tục trang bị vũ khí thể thao” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.