Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng? Thủ tục trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng?
Trong quá trình dựng nước và giữ nước thì vấn đề vũ khí rất được quan tâm, từ xa xưa với những vũ khí để giữ nước của cha ông ta là những vũ khí làm bằng vật liệu thô sơ. Hiện nay khoa học công nghệ phát triển hiện đại việc trang bị vũ khí quân dụng phục vụ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đất nước cũng rất phát triển. Theo đó việc trang bị vũ khí phải theo thủ tục trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng do phá luật quy định. Cụ thể thru tục này được thực hiện thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý: Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng
Căn cứ theo quy định tại điều 18. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng Luật quản lý sử dụng vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định cụ thể:
1. Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
g) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
h) An ninh hàng không;
i) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Căn cứ dựa trên quy định như trên có thể thấy pháp luật quy định 09 đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng và thẩm quyền được đăt ra ở đây đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an sẽ quyết định căn cứ dựa trên công việc và yếu tố nhiệm vụ được giao để quyết định trang bị vũ khí như thế nào để phù hợp nhất.
Trong thời bình hay thời chiến thì yếu tố liên quan tới dụng nước và giữ nước thì loại vũ khí luôn là vân sđề được quan tâm. Bên cạnh đó ngay từ rất xa xưa cha ông ta cũng luôn quan tâm đến việc chế tạo vũ khí, nhất là các loại vũ khí mới. Ngay buổi đầu chống giặc, vũ khí được chế tạo từ những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, như tre, nứa, gỗ, đá… thành các loại cung nỏ, dao, kiếm, rìu, búa… Hiện nay có thể thấy đối với sự phát triển của kỹ thuật, vũ khí được chế tạo bằng kim loại, hóa chất như đồng, sắt, thuốc nổ…
Kết luận: để xây dựng quân đội hiện đại, tạo nên sức mạnh quốc phòng của một quốc gia cần phải nhận thức và giải quyết tốt hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí trang bị. Nhưng yêu tố quyết định ở đây vẫn là con người, vũ khí, trang bị là yếu tố rất quan trọng. Về vũ khí, thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò của ngành Công nghiệp quốc phòng trong sản xuất, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của chiến tranh. Đồng thời, quan tâm, chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân lực cho ngành Công nghiệp quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động như hiện nay, với những loại vũ khí và công dụng của nó phải được sử dụng và trang bị đúng cách đúng đối tượng theo quy định.
2. Thủ tục trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng gồm có:
Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm các hồ sơ như văn bản đề nghị của cơ quan, đơn vị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại, kèm theo văn bản phê duyệt của lãnh đạo Bộ, ngành; bản sao quyết định thành lập cơ quan, đơn vị;
– Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng và hướng dẫn cơ quan, đơn vị thực hiện việc trang bị; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng có thời hạn 30 ngày.
– Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lưu ý: Đối với hồ sơ để trang bị vũ khí quân dụng cần thực hiện đầy đủ theo hồ sơ trong thời hạn của giấy phép trang bị vũ khí quân dụng là 30 ngày.
Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng
– Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
+ Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm: văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng;
+ Bản sao Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng; bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho
+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
– Hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng bao gồm:
+ Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng;
+ Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ. Trường hợp mất, hư hỏng Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng thì trong hồ sơ phải có văn bản nêu rõ lý do mất, hư hỏng và kết quả xử lý;
– Hồ sơ quy định tại điểm a và điểm b khoản này lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng chỉ cấp cho cơ quan, đơn vị được trang bị và có thời hạn 05 năm. Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn được cấp đổi; bị mất, hư hỏng được cấp lại.
Lưu ý: Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy đối với quy định về thủ tục này cần phải thực hiện đầy đủ hồ sơ để tiến hành cấp giấy phép trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng theo quy định đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng và trong những trường hợp muốn cấp đổi, cấp lại Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng theo quy định.
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện: tổ chức
Cơ quan thực hiện: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng.
Phí, lệ phí: 10.000 đồng/01 giấy.
Cơ sở pháp lý:
+ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Luật số 14/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
+ Nghị định số 79/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 16/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 17/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ.
+ Thông tư số 18/2018/TT-BCA ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu và trình tự cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy phép, Giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, thông báo xác nhận khai báo vũ khí thô sơ.
+
Trên đây là thông tin chúng toou cung cấp về nội dung ” Thủ tục trang bị và cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.