Quy định về miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án? Quy định về bổ nhiệm lại Hòa giải viên Tòa án?
Hòa giải viên tại
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
Thông tư 04/2020/TT-TANDTC hướng dẫn về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ hòa giải viên do Chánh án
Khái niệm về Hòa giải viên tại Tòa án được quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể: “Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án
Mục lục bài viết
1. Quy định về miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án?
Miễn nhiệm Hòa giải viên là việc Hòa giải viên thôi giữ chức danh này khi chưa hết nhiệm kỳ Hòa giải viên trong một số trường hợp luật định. Nghiên cứu quy định về miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án, tác giả tập trung vào 2 khía cạnh:
Thứ nhất, các trường hợp miễn nhiệm Hòa giải viên.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, có 2 trường hợp miễn nhiệm Hòa giải viên:
– Trường hợp 1: Theo nguyện vọng của Hòa giải viên. Đây là trường hợp phụ thuộc vào ý chí của Hòa giải viên mà không xét đến các yếu tố khách quan khác, mặc dù khi xét nguyện vọng có được chấp nhận hay không thì chủ thể có thẩm quyền phải căn cứ vào điều kiện thực tế. Trường hợp miễn nhiệm này khá dễ dàng và thường không có nhiều vấn đề phát sinh, các lí do mà các Hòa giải viên thường đưa ra đó là không còn phù hợp với công việc, thay đổi công việc mới, hoặc thay đổi nơi sống khác.
– Trường hợp 2: Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các điều kiện để bổ nhiệm Hòa giải viên theo luật định hoặc thuộc trường hợp không được bổ nhiệm làm Hòa giải viên. Ngay từ phần mở đầu, tác giả đã khẳng định Hòa giải viên là người phải đáp ứng các điều kiện khắt khe để đảm bảo chất lượng công tác hòa giải, điều này dẫn đến việc khi Hòa giải viên không còn đáp ứng đủ các điều kiện nghĩa là thực tế các nghĩa vụ trong quá trình thực hiện công việc sẽ khó lòng đạt được. Hơn nữa, bằng việc quy định về điều kiện và lấy đó làm cơ sở cho việc miễn nhiệm là cách để nhà nước quản lý hiệu quả, khách quan và có căn cứ. Tuy nhiên, miễn nhiệm trong trường hợp này sẽ phức tạp hơn so với trường hợp 1.
Thứ hai, quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên.
Quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên được quy định tại Khoản 2, Điều 13 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Điều 10 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC. Cụ thể:
(1) Khi có các căn cứ miễn nhiệm Hòa giải viên, Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên.
(2) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn xem xét việc miễn nhiệm Hòa giải viên.
(3) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên.
(4) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định miễn nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xóa tên Hòa giải viên bị miễn nhiệm khỏi danh sách Hòa giải viên.
(5) Công bố danh sách Hòa giải viên bị miễn nhiệm trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên đã làm việc; đồng thời gửi đến Tòa án nhân dân tối cao để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.
(6) Tòa án nhân dân cấp tỉnh thu hồi thẻ Hòa giải viên sau khi xóa tên Hòa giải viên.
Có thể thấy, quy trình miễn nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án được quy định cụ thể, rõ ràng, phân chia rõ thẩm quyền, các bước thực hiện từ (1) đến (6). Thời hạn thực hiện các bước trong quy trình miễn nhiệm là ngắn, đảm bảo hoạt động này được diễn ra nhanh chóng, phù hợp với tình hình nhân sự của cơ sở và còn tiết kiệm thời gian để bổ nhiệm Hòa giải viên mới có thể thay thế.
2. Quy định về bổ nhiệm lại Hòa giải viên Tòa án?
Bổ nhiệm lại Hòa giải viên là việc Hòa giải viên được tiếp tục đảm nhiệm vị trí Hòa giải viên sau khi hết nhiệm kỳ 03 năm. Cũng giống như miễn nhiệm Hòa giải viên, khi nghiên cứu quy định về bổ nhiệm lại hòa giải viên tại Tòa án, tác giả cũng dựa trên hai khía cạnh:
Thứ nhất, khi nào được bổ nhiệm lại Hòa giải viên?
– Bộ nhiệm lại chỉ đặt ra khi Hòa giải viên hết nhiệm kỳ và được xem xét để được bổ nhiệm lại. Theo quy định tại Khoản 6 Điều 11 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: “Nhiệm kỳ của Hòa giải viên là 03 năm kể từ ngày được bổ nhiệm.” Như vậy, bổ nhiệm lại chỉ diễn ra khi hết thời hạn 03 năm. (khác với miễn nhiệm chỉ diễn ra khi còn trong nhiệm kỳ).
– Hòa giải viên được xem xét bổ nhiệm lại phải đáp ứng đủ các điều kiện bổ nhiệm hòa giải viên theo luật định. Đây là các yêu cầu quan trọng nhất, quyết định hòa giải viên có được bổ nhiệm lại hay không.
– Không thuộc các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, cụ thể: (1) Không bảo đảm sức khỏe thực hiện nhiệm vụ; (2) Không hoàn thành nhiệm vụ; (3) Thuộc 10% tổng số Hòa giải viên nơi họ làm việc mà trong 02 năm có mức độ hoàn thành nhiệm vụ thấp nhất, cần được thay thế. Việc đặt ra các trường hợp này nhằm đảm bảo cho chất lượng của hoạt động hòa giải, hơn nữa đối với trường hợp (2) hoặc (3) cho thấy năng lực cũng như kỹ năng hoạt động của Hòa giải viên thực sự không đáp ứng được yêu cầu dẫn đến việc tiếp tục được làm Hỏa giải viên sẽ gây ra những khó khăn khác nhau.
Thứ hai, trình tự, thủ tục, quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên.
Bổ nhiệm lại Hòa giải viên có trình tự, thủ tục tương tự như bổ nhiệm Hòa giải viên và bản chất của 2 hoạt động này cũng như nhau. Trình tự, thủ tục, quy trình bổ nhiệm lại Hòa giải viên được thực hiện theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 11 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; Điều 8, 9 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, cụ thể:
Thứ nhất, chậm nhất 02 tháng trước ngày hết nhiệm kỳ, Hòa giải viên có nguyện vọng tiếp tục làm Hòa giải viên, nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại tại Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc.
Hồ sơ đề nghị bao gồm: (1) Đơn đề nghị bổ nhiệm; (2) Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp; (3) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp; (4) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện; (5) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại.
Thứ hai, căn cứ nhu cầu thực tế, trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hòa giải viên, Tòa án nơi có Hòa giải viên làm việc có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ nhiệm lại theo quy định.
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tư vấn, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét,
Thứ tư, công khai danh sách Hòa giải viên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên.
Hình thức công khai: trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức – Cán bộ) để quản lý và công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Với sự ra đời của Thông tư 04/2020/TT-TANDTC, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm theo cố định, chặt chẽ, hiệu quả và đảm bảo được việc có một đội ngũ Hòa giải viên vừa có năng lực chuyên môn vừa có năng lực chính trị tốt.