Quyền cầm giữ hàng hải? Quy định của pháp luật về thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải?
Tàu biển hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế thường xuyên đi qua hoặc ghé vào cảng của nhiều nước trên thế giới. Các nước đều thực hiện chủ quyền trên hải phận của mình và tàu biển khi đi vào nội thủy hoặc lảnh hải của nước nào đó buộc phải tuân thủ luật lệ của nước đó. Trường hợp tàu biển không tuân thủ các quy định của pháp luật hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hàng hải, dân sự, hình sự… thì con tàu đó có thể bị giữ tàu, bị tạm giữ, hoặc bị bắt giữ, bị cầm giữ hàng hải theo yêu cầu của các chủ nợ… Do đó, pháp luật cũng quy định về quyền cầm giữ hàng hải và thời hiệu về quyền cầm giữ hàng hải? Vậy quyền cầm giữ hàng hải được quy định như thế nào và thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến:” Quyền cầm giữ hàng hải? Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
Mục lục bài viết
1. Quyền cầm giữ hàng hải.
– Tại Điều 40 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về quyền cầm giữ hàng hải, theo đó, chủ thể có quyền cầm giữ hành hải đó là quyền của người khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật, theo đó, những chủ thể này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải. Pháp luật quy định về việc khiếu nại hàng hải, do đó khiếu nại hàng hoá có thể là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan đến hoạt động hàng hải.
– Trước hết, trong những khiếu nại hàng hải khác, trước khi người khiếu nại đề nghị toà án bắt tàu phải có khiếu nại đối với chủ tàu đã. Nếu đã có khiếu nại đó thì người khiếu nại mới có quyền bắt giữ tàu. Khiếu nại này được nhằm vào chủ tàu được coi là khiếu nại của cá nhân nhằm vào một người nào đó có thể là chủ tàu, người thuê tàu, hoặc người quản lý tàu.
– Nếu không có khiếu nại cá nhân nhằm vào chủ tàu, thì quyền ( khiếu nại đối với bản thân con tàu ) bắt giữ tàu của người khiếu nại không thể nảy sinh. Vì thế nếu con tàu được bán đi bởi chủ tàu bị khiếu nại thì quyền giữ tàu của người khiếu nại bị mất. Nếu người khiếu nại đã có được một quyết định của Toà án cho phép anh ta kháng nghị bản thân con tàu đó thì chỉ khi đó người khiếu nại mới có quyền giữ tàu mặc dù nó đã được sở hữu bởi một chủ khác.
Khi người khiếu nại có đơn yêu cầu xin
– Thứ hai, là ưu tiên của các khiếu nại. Các quyền giữ tàu trong hàng hải thương mại quốc tế được ưu tiên cao hơn tất cả các khiếu nại khác kể cả khiếu nại của người nhận tàu làm vật thế chấp.
– Trong tất cả các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền bắt tàu, việc phân biệt thứ tự ưu tiên rất phức tạp. Luật hàng hải của các nước theo hệ thống luật án lệ ( common law) và dân luật ( civil law ) và quan điểm của các luật gia chuyện về hàng hải có sự phân biệt thứ tự ưu tiên khác nhau.
– Theo đó, pháp luật quy định về việc các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải bao gồm: (1) khiếu nại hàng hải về tiền lương, chi phí hồi hương, chi phí đóng góp bảo hiểm xã hội và các khoản tiền khác phải trả cho thuyền trưởng, sĩ quan và các thuyền viên khác trong thuyền bộ của tàu biển, (2) khiếu nại hàng hải về tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển, (3) khiếu nại hàng hải về phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải và về phí, lệ phí cảng biển khác, (4) khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển, (5)hiếu nại hàng hải về tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
– Tuy nhiên khi có những khiếu nại về hàng hoá này thì pháp luật cũng quy định về thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác. Theo đó, tại Điều 42 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thứ tự ưu tiên giải quyết các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải, xếp ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải về tiền công cứu hộ tàu biển phát sinh sau thời điểm các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải khác đối với những trường hợp khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật. Theo đó, những trường hợp khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải được xếp ngang nhau( trong cùng một khoản), trong trường hợp đặc biệt, khoản tiền phân chia không đủ để thanh toán giá trị của mỗi khiếu nại hàng hải thì được giải quyết theo tỷ lệ giá trị giữa các khiếu nại hàng hải đó. Tất cả những khiếu nại hàng hải đều phát sinh từ cùng một sự kiện được coi là phát sinh trong cùng một thời điểm và từ đó cũng sẽ xác định được thời điểm có hiệu lực của khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật.
– Theo đó, từ những khiếu nại hàng hải này sẽ làm căn cứ để phát sinh quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển liên quan đến chuyến đi cuối cùng được ưu tiên giải quyết trước các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến các chuyến đi khác theo quy định của pháp luật và các khiếu nại hàng hải phát sinh từ cùng một
– Về thẩm quyền cầm giữ hàng hải: pháp luật quy định quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Tòa án có thẩm quyền bằng quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải. Mặc dù trong trường hợp tàu biển đó đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng, thì người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về việc quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển. Theo đó, việc cầm giữ hàng hải đối với tàu biển sẽ được tiến hành để không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu dù người mua tàu biết hay không biết về việc tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải theo quy định của pháp luật.
– Bên cạnh đó, việc bắt giữ tàu biển để đảm bảo giải quyết B₁ khiếu nại hàng hải là hoạt động bắt giữ tàu phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài Công ước Luật biển năm 1982, hiện có một số điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề này như Công ước Brussels năm 1952 về bắt giữ tàu biển, Công ước năm 1967 về thống nhất các quy tắc chung liên quan đến cầm giữ và cầm cố tàu biển, Công ước năm 1999 về bắt giữ tàu biển… Trong đó, Công ước năm 1999 về bắt giữ tàu biển được coi là điều ước quốc tế có tính kế thừa và hoàn thiện hơn cả so với các công ước trước đó. Phù hợp với pháp luật quốc tế, Việt Nam cũng đã ban hành các văn bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động bắt giữ tàu biển trong phạm vi các vùng biển của Việt Nam.
2. Quy định của pháp luật về thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải.
Tại Điều 43 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời hiệu quyền cầm giữ tài sản, theo đó, kể từ thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải thì thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải là 01 năm. Tuy nhiên trong trường hợp đặc biệt, quyền cầm giữ hàng hải vẫn còn hiệu lực nếu tiền thanh toán vẫn do thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền thay mặt chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu giữ để thanh toán các khoản nợ liên quan đến các khiếu nại hàng hải đó. Thời điểm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải theo quy định của pháp luật được thực hiện như sau:
– Thứ nhất, tính từ ngày kết thúc hoạt động cứu hộ, trong trường hợp để giải quyết tiền công cứu hộ;
– Thứ hai, tính từ ngày phát sinh tổn thất, trong trường hợp để giải quyết các tổn thất và thiệt hại gây ra do hoạt động của tàu biển.
– Thứ ba, tính từ ngày phải thanh toán, trong trường hợp để giải quyết các khiếu nại hàng hải khác.
– Chấm dứt quyền cầm giữ hàng hải: pháp luật quy định về việc chấm dứt cầm giữ hàng hải được tính kể từ chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã thanh toán những khoản nợ phát sinh từ các khiếu nại hàng hải liên quan. Thời hiệu được tính là 01 năm và sẽ được kết thúc sau 30 ngày kể từ ngày tàu đến cảng biển Việt Nam đầu tiên, nhưng không quá 02 năm kể từ ngày phát sinh quyền cầm giữ hàng hải, thời hiệu này sẽ được áp dụng trong trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển trong phạm vi nội thủy, lãnh hải Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của người khiếu nại hàng hải thường trú hoặc có trụ sở chính tại Việt Nam.