Quy định về hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện? Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện?
Trong nề kinh tế mở cửa hiện nay có thể thấy vấn đề rất được cá nhà làm luật chú trọng đó là việc các mặt hàng hóa, dịch vụ kinh doanh bị hạn chế hoặc là việc khinh doanh có điều kiện đối với những loại hàng hóa này. Mục đích của việc đưa ra các quy định về hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện nhằm mục đích duy trì sự phát triển không ngừng lớn mạnh của một quốc gia, một tổ chức, một tập thể thì việc đưa ra những điều luật, những quy định để đảm bảo được những loại hàng hóa không được nhập lậu, buôn lậu qua các của khẩu mà không thể kiểm soát, hay các loại hàng hóa kinh doanh tự do, quá mức sẽ gây ra nguy hại hay thậm chí là dẫn đến các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Theo đó thì, một trong những vấn đề được quan tâm đến đó là danh mục các loại hàng hóa hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện mà điều luật của mỗi một quốc gia trên thế giới quy định và trong đó có cả Việt Nam. Để đảm bảo việc kiểm soát được những mặt hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện này được hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa ra nước ngoài đề tiêu thụ mà không gây hại đến bất kỳ lĩnh vực nào thì pháp luật Việt Nam đã quy định về vấn đề này có nội dung như thế nào?
Vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định về danh mục những mặt hàng hóa hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện bao gồm những mặt hàng nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về danh mục những mặt hàng hóa hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện mới nhất.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Nghị định số 59/2006/NĐ-CP
1. Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung các mặt hàng hóa bị hạn chế kinh doanh thì tác giả sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm hạn chế kinh doanh là gì? Do đó, hạn chế kinh doanh được hiểu một cách đơn giản và sơ khai nhất đó là những loại hàng hóa dịch vụ chỉ được phép kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật hiện hành quy định, trong quá trình kinh doanh số lượng như thế nào? chất lượng ra sao thì phải thông qua sự cho phép và đồng ý cửa cơ quan có thẩm quyền. Nhìn chung thì những mặt hàng được liệt vào danh sách hàng hóa hạn chế kinh doanh là vì những mặt hàng đó có thể gây hậu quả xấu cho kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên cơ sở quy định tại Điều 7 Luật đầu tư 2020 quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hay còn được biết đến là những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện. Danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh thực chất chỉ là sự tập hợp lại các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định về vấn đề hạn chế kinh doanh hàng hóa này. Đồng thời thì danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh đã được quy định tại PHỤ LỤC 1C và được ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và các Nghị định sửa đổi, danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh cụ thể như sau:
STT | Tên hàng hóa/Dịch vụ | Đối chiếu ngành nghề tại Luật Đầu tư 2020 |
A | Hàng hóa | |
1 | Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ | Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa); Kinh doanh vũ khí quân dụng; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục |
2 | Hàng hóa có chứa chất phóng xạ, thiết bị phát bức xạ hoặc nguồn phóng xạ | Kinh doanh dịch vụ tiến hành công việc bức xạ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Phụ lục 4 |
3 | Vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amôn (NH4NO3) hàm lượng cao từ 98,5% trở lên | |
4 | Hóa chất bảng 2 và bảng 3 (theo Công ước quốc tế) | – Theo Điều 6 Luật đầu tư 2020, Kinh doanh hóa chất bị cấm theo Công ước Quốc tế về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học là ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh – Kinh doanh hóa chất khác trừ loại hóa chất trên là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 |
5 | Thực vật, động vật hoang dã quý hiếm (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) | – Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES; Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm không quy định tại Phụ lục của Công ước CITES; Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật hoang dã thông thường là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 – Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 là ngành nghề cấm kinh doanh |
6 | Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác | Kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 |
7 | Rượu các loại | Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo Phụ lục 4 |
Như vậy, hiện nay có bảy loại hàng hóa bị hạn chế kinh doanh được quy định tại Phụ lục 1C Nghị định số 59/2006/NĐ-CP quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác được coi là hàng hóa kinh doanh có điều kiện. Xuất phát từ nhu cầu quản lý đối với những hàng hóa, dịch vụ có khả năng gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội, các nhà làm luật cần lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp…, đặc biệt là các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa hạn chế kinh doanh đó để xem xét cần hay không cần áp dụng điều kiện kinh doanh đối với nó.
2. Danh mục hàng hoá kinh doanh có điều kiện
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với việc kinh doanh của cá nhân, tổ chức thì họ có quyền tự do kinh doanh trong tất cả các ngành, nghề và lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Đồng thời, dưới quy định của pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp cũng phải bảo đảm việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện về hàng hóa kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đầu tư kinh doanh đó trong suốt quá trình hoạt động.
Xuất phát từ nhu cầu cần điều chỉnh của Nhà nước đối với hàng hóa kinh doanh có điều kiện cụ thể để dẫn chiếu sang các văn bản pháp luật quy định trực tiếp hoặc quy định tương tự, chứ không phải xuất phát từ các văn bản đã quy định để dẫn chiếu sang các hàng hóa, dịch vụ nằm trong các Danh mục này. Theo đó thì các loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện hay ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vì một số lí do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành, nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký kinh doanh.
TT | Tên hàng hóa, dịch vụ | Văn bản pháp luật hiện hành (*) |
Mục 1 | Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | |
A | Hàng hóa | |
1 | Xăng, dầu các loại | Nghị định này |
2 | Khí đốt các loại (Bao gồm cả hoạt động chiết nạp) | Nghị định này |
3 | Các thuốc dùng cho người | Luật Dược năm 2005 |
4 | Thực phẩm thuộc Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao | Pháp lệnh Vệ sinh và an toàn thực phẩm năm 2003; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP |
5 | Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật | Pháp lệnh Thú y năm 2004; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001 |
6 | Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia | |
7 | Phim, băng, đĩa hình (bao gồm cả hoạt động in, sao chép) | Nghị định số 11/2006/NĐ-CP |
8 | Nguyên liệu thuốc lá | Nghị định số 76/2001/NĐ-CP |
Mục 2 | Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh | |
A | Hàng hóa | |
1 | Các loại hóa chất độc khác không thuộc hóa chất bảng (theo Công ước quốc tế) | Nghị định 100/2005/NĐ-CP |
2 | Thực phẩm ngoài Danh mục thực phẩm có nguy cơ cao, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003; Nghị định 163/2004/NĐ-CP; Nghị định 59/2005/NĐ-CP |
3 | Các loại trang thiết bị y tế | Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003 |
4 | Ngư cụ (bao gồm cả nguyên liệu để chế tạo ngư cụ) và trang thiết bị khai thác thủy sản | Nghị định số 59/2005/NĐ-CP |
5 | Thức ăn nuôi thủy sản | Nghị định số 59/2005/NĐ-CP |
6 | Giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh | Pháp lệnh Giống vật nuôi 2004; Nghị định số 59/2005/NĐ-CP |
7 | Thức ăn chăn nuôi | Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 |
8 | Giống cây trồng chính, giống cây trồng quý hiếm cần bảo tồn | |
9 | Phân bón | Nghị định số 113/2003/NĐ-CP |
10 | Vật liệu xây dựng | Luật Xây dựng năm 2003 |
11 | Than mỏ | Luật Khoáng sản năm 1996; Nghị định số 160/2005/NĐ-CP |
12 | Vật tư, thiết bị viễn thông (trừ thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến) | Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông 2002; Nghị định số 160/2004/NĐ-CP |
13 | Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến | Pháp lệnh bưu chính, viễn thông 2002; Nghị định số 24/2004/NĐ-CP |
14 | Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động | Bộ luật Lao động; Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995; Nghị định số 110/2002/NĐ-CP |
15 | Vàng | Nghị định số 174/1999/NĐ-CP; Nghị định số 64/2003/NĐ-CP |
Như vậy trên bảng trên chúng ta thấy có 8 loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và 18 loại hàng hóa kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định, theo đó những hoàng hóa này muốn được thực hiện hoạt động kinh doanh có điều kiện thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định về việc các loại hàng hóa được phép kinh doanh có điều kiện và được sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền để được thực hiện kinh doanh theo như quy định theo quy định