Khái quát về báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP? Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP?
Ở Việt Nam, mô hình đối tác công tư xuất hiện khá sớm với các công trình được xây dựng bởi sự hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân; tuy nhiên mô hình này được thể hiện dưới các hình thức cụ thể như BOT, BTO,… chứ chưa gọi chung là PPP (đối tác công tư).Cùng với sự phát triển của mô hình này và tiếp thu kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia trên thế giới, dần dần, PPP được quy định trong các văn bản pháp luật và là thuật ngữ được dùng chung để chỉ các hình thức đối tác công tư. Các dự án PPP có vai trò rất quan trọng, vì vậy việc chuẩn bị cho dự án này là rất cần thiết, trong đó phải kể đến báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP.
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020.
1. Khái quát về báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP?
Có thể nói rằng, sự ra đời của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư như một “phương tiện” hữu hiệu để điều chỉnh các mối quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư. Trong văn bản, các thuật ngữ được giải thích cụ thể và chi tiết, theo đó:
– “Dự án PPP là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc đầu tư để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công thông qua việc thực hiện một hoặc các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
b) Cải tạo, nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa, vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có;
c) Vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có.” (Khoản 9 Điều 3).
Đây là cách hiểu chính thức và có ý nghĩa pháp lý lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật.
– Khái niệm về báo cáo nghiên cứu khả thi cũng được nêu rõ tại Khoản 2 Điều 3, cụ thể: “Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án PPP, làm cơ sở để cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án.”
Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án PPP; lập, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi là một bước cần thiết trong quy trình dự án PPP, khi điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi thì có thể điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án PPP. Như vậy, có thể thấy, báo cáo nghiên cứu khả thi có vai trò cực kỳ quan trọng, quyết định đến sự hình thành và khai thác tối đa tiềm năng phát triển của dự án PPP.
2. Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP?
Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP do đơn vị chuẩn bị dự án PPP lập.
Quy định về báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP được nghiên cứu dưới 2 khía cạnh sau:
Thứ nhất, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP.
Nguyên tắc chi phối đến nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi là việc lập báo cáo phải căn cứ quyết định chủ trương đầu tư.
Các nội dung bắt buộc phải có trong một báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án PPP được quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bao gồm:
– Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư.
Nội dung về sự cần thiết đầu tư phải phải ánh được thực tiễn của dự án PPP, mà nếu không thực hiện nó thì dường như sẽ dẫn đến rất nhiều các khó khăn trong tương lai. Đối với lợi thế đầu tư theo phương thức PPP phải trình bày được lợi thế vượt bậc, lợi thế mà dung hòa và khắc phục được hạn chế của các hình thức đầu tư khác.
Dự án PPP thường là dự án gắn với một địa phương (tỉnh) nhất định, do vậy, việc lấy ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương hay Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh là điều cần thiết, hay ý kiến của hiệp hội nghề nghiệp là cơ sở quan trọng để dự án PPP trên thực tế có thực sự hiệu quả và có tiềm năng thu hút đầu tư hay không.
– Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hay quy hoạch được coi như là “kim chỉ nam” trong hầu hết các hoạt động xây dựng và đối với hình thức đối tác công tư, dự án PPP cũng không loại trừ điều đó. Sự phù hợp của dự án PPP với đối với các nền tảng đó sẽ tạo nên sự thống nhất, phát triển bền vững, gắn liền chặt chẽ với nhau.
– Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác.
Đây là các nội dung cơ bản khi nhắc đến một dự án PPP, mục tiêu là cái mà dự án này hướng đến, thường là mục tiêu dài hạn; địa điểm phải được ghi theo địa giới hành chính; về như cầu sử dụng đất hay tài nguyên khác phải được ghi cụ thể về khối lượng, chất lượng.
– Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng.
Thời gian hợp đồng được xác định theo thỏa thuận của các bên căn cứ vào quy mô của dự án, thời gian xây dựng công trình cũng được xác định dựa vào quy mô của cấu phần xây dựng. Việc xác định tiến độ, thời hạn nhằm ràng buộc trách nhiệm của các nhà thầu trong việc đáp ứng đúng yêu cầu, đảm bảo đưa dự án hoạt động đúng thời gian để giải quyết vấn đề thu hồi vốn.
– Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án.
Có 7 loại hợp đồng dự án PPP, bao gồm:
Việc phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro là điều quan trọng, để nắm bắt và lường trước những khó khăn phải đối mặt và đưa ra các phương hướng giải quyết hiệu quả, bảo đảm được quyền lợi cho các chủ thể tham gia vào dự án PPP.
– Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu. Đây là các nội dung quan trọng để bảo đảm quyền lợi cho các bên khi tham gia vào dự án PPP.
– Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Đây là nội dung phức tạp, do vậy, để cụ thể hơn, Nghị định 28/2021/NĐ-CP đã có hướng dẫn nhằm xác định phương án tài chính hiệu quả, chính xác và phù hợp, đảm bảo được nguồn vốn nhà nước đầu tư phải tối ưu và triệt để. Hơn nữa, nội dung về huy động vốn là cực kỳ quan trọng để xác định năng lực tài chính thực sự của dự án PPP.
– Hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án phải đặt trong tổng thể tất cả các hoạt động kinh tế- xã hội, nó có mối quan hệ với sự cần thiết của dự án PPP. Nội dung về báo cáo đánh giá tác động môi trường là nghĩa vụ bắt buộc, thể hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hồ sơ, nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP.
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, bao gồm: Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan trung ương, cơ quan khác; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP được quy định tại Khoản 1, Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, bao gồm: Văn bản đề nghị thẩm định; Dự thảo
Việc thẩm định hồ sơ khá phức tạp, phải đảm bảo các nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, tuy nhiên, việc này cũng hoàn toàn dễ hiểu do tính quan trọng của dự án PPP, cũng như sự tác động của báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án, việc thẩm định phải thực sự hiệu quả, khách quan, chuyên môn để đạt được kết quả tối ưu nhất.