Quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư? Quy định về nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
Chấp thuận chủ trương đầu tư là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư theo quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 3, Luật Đầu tư 2020.
Theo quy định tại Điều 33 Luật đầu tư năm 2020 có hai chủ thể sẽ tiến hành làm hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm: Nhà đầu tư hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đối với mỗi chủ thể, hồ sơ đề nghị là khác nhau:
– Đối với hồ sơ do chủ thể có thẩm quyền lập quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật đầu tư 2020.
– Hồ sơ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập quy định tại Khoản 2 Điều 33 Luật đầu tư 2020.
Đối với hai loại hồ sơ này thì các nhà đầu tư cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi làm hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Sự tách bạch này là rất cần thiết, bởi vì về bản chất, các chủ thể đề nghị chấp thuận chủ trương khác nhau thì các văn bản trong hồ sơ cũng phải khác nhau cụ thể:
– Đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư do nhà đầu tư đề xuất: Hồ sơ này có sự tương đồng với hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, có một số sự khác nhau đó là:
+ Trong văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư phải có cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận. Đây là nội dung mới quan trọng và bắt buộc phải có trong hồ sơ đề nghị thực hiện dự án đầu tư. Chính bởi vì vậy mà các nhà đầu tư cần hết sức cân nhắc khi thực hiện việc nộp hồ sơ nói riêng và việc thực hiện dự án nói chung.
+ Quy định chi tiết về nội dung trong đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Đặc biệt, nếu pháp luật yêu cầu phải có báo cáo nghiên cứu tiền khả năng thì khi nhà đầu tư hoàn toàn có quyền sử dụng chính báo cáo tiền khả năng khi thay cho đề xuất dự án đầu tư của mình.
– Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư có thể có các tài liệu khác như điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định pháp luật nếu được yêu cầu.
– Còn đối với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư do cơ quan nhà nước lập: đây là nội dung hoàn toàn mới, được quy định lần đầu tiên trong Luật đầu tư 2020. Theo đó, ta nhận thấy, hồ sơ bao gồm:
+
+ Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có). Trong trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư.
Trong trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, ta nhận thấy, pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định khá chi tiết về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư. Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý và có những ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động đầu tư của các chủ thể, tránh gây ra những sai sót, nhầm lẫn trong quá trình đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
Pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định về nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư như sau:
2.1. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:
Theo Khoản 3 Điều 33 Luật đầu tư 2020 quy định về nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:
– Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có) là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Đánh giá nhu cầu sử dụng đất là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có) là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.
2.2. Nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư:
Khoản 4 Điều 33 Luật đầu tư 2020 quy định nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư bao gồm:
– Các nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư nêu trên là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
– Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
– Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có) là một trong số những nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
– Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định được nêu trên thì các chủ thể cần lưu ý rà soát các quy định mới của Luật đầu tư 2020 để nhằm có thể đảm bảo chính xác về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cũng như hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.