Theo quy định pháp luật trong Luật đầu tư năm 2020 đã quy định rất rõ các lĩnh vực mà nhà đầu tư có thể tham gia đầu tư, bên cạnh đó còn có các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn cho phù hợp với lĩnh vực mà họ đầu tư vào. Đầu tư kinh doanh là gì? Các hình thức đầu tư kinh doanh?
Mục lục bài viết
1. Đầu tư kinh doanh là gì?
Khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh.
Khái niệm đầu tư được nhìn dưới các góc độ khác nhau nhưng về mục đích chung thì vẫn nằm trong đầu tư có lợi nhuận.
Theo nghĩa hẹp thì đầu tư sẽ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Tức là bằng những nguồn lực đang có đem ra đầu tư vào một lĩnh vực nào đó và kết quả nhận lại là lợi nhuận lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra.
Đầu tư nhìn theo nghĩa rộng thì lại được hiểu chính là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại và nguồn lực ở đây có thể sử dụng có thể là tài sản, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ của chính bản thân người đầu tư để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ nguồn lực, uy tín cao hơn nhưng phải tương đương những tài sản bỏ ra.
Dưới góc độ pháp luật thì đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức khác nhau được pháp luật quy định cụ thể trong từng lĩnh vực để thực hiện hoạt động nhằm mục đích thu lại lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội trong hoạt động đầu tư đó.
Từ đó, hoạt động đầu tư có thể có tính chất thương mại hoặc phi thương mại. Chính vì vậy, nhà đầu tư có quyền thực hiện tất cả các hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật đầu tư không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Nhà đầu tư được tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, qua nội dung phân tích trên thì đầu tư kinh doanh được hiểu một cách đơn giản đó chính là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản của mình ra để đầu tư vào một lĩnh vực nào đó và hoạt động đầu tư này phải không nằm trong các loại đầu tư bị cấm. Nếu là đầu tư có điều kiện thì phải đáp ứng đúng điều kiện đó.
2. Các hình thức đầu tư tại Việt Nam:
Trên hình thức pháp luật cũng như trong thực tế thì các nhà đầu tư áp dụng những loại hình thức đầu tư được quy định trong Luật Đầu tư năm 2020 đã nêu rõ các hình thức đầu tư tại Việt Nam. Theo đó, có 4 hình thức đầu tư như sau:
+ Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
+ Thực hiện dự án đầu tư.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Ngoài ra còn có thể có các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ ban hành.
2.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế:
Theo Điều 22 Luật Đầu tư 2020, Đối với đầu tư trong nước thì pháp luật quy định nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế về doanh nghiệp và áp dụng pháp luật tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết để thành lập tổ chức. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của
Để tiến hành theo đúng quy trình thì trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
2.2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế:
Theo Điều 24 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, để nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài thì phải đáp ứng các quy định, điều kiện:
+ Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 gồm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế. các loại hình thức đầu tư được áp dụng, phạm vi hoạt động của lĩnh vực mà đầu tư,…
+ Việc mua cổ phần hoặc góp vốn với nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ phát sinh một số yếu tố xâm phạm nên phải bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020.
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.
Theo khoản 1 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo một trong các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần.
+ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
+ Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
2.3. Thực hiện dự án đầu tư:
Để thực hiện một sự án đầu tư thì tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định mở đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế. Việc lựa chọn hình thức đầu tư thì nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
+ Có tổ chức kinh tế quy định trong đó nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Có thể căn cứ theo từng trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam trong thời gian hoạt động nếu có dự án đầu tư mới thì tổ chúc kinh tế tiến hành làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.
2.4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định đối với
Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Như vậy, trong pháp luật Việt Nam về đầu tư thì các hình thức đầu tư được quy định rõ ràng. Tùy vào từng loại hình thức mà nhà đầu tư lựa chọn để xem xét đáp ứng theo đúng điều kiện của nó. Đối với đầu tư có vốn góp của nước ngoài thì cũng phải đảm bảo một số điều kiện liên quan đến