Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư? Quyền của tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được ban hành từ lâu trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện nay có nhiều thay đổi. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện. Các cá nhân, tổ chức được quyền tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, vì một số lí do như an ninh quốc phòng, sức khỏe của cộng đồng mà pháp luật quy định một số ngành, nghề kinh doanh phải có những điều kiện bắt buộc mới được đăng ký kinh doanh. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư:
Điều kiện kinh doanh chính là các yêu cầu từ phía cơ quan quyền lực nhà nước buộc các doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện được thể hiện cụ thể trên giấy phép kinh doanh (mã ngành, nghề), giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.
Nhằm mục đích chính ể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách đầu tư với nhiều ưu đãi và hỗ trợ khác nhau trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề. Tuy nhiên, để bảo đảm cho môi trường đầu tư được bền vững, Luật Đầu tư năm 2020 đã quy định một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Theo Điều 7
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được hiểu là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó sẽ cần phải đáp ứng điều kiện cần thiết bởi vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
– Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của
– Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
– Điều kiện đầu tư kinh doanh sẽ cần phải được quy định phù hợp với lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
– Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây:
+ Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có nội dung về đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
+ Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có nội dung về hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
+ Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có nội dung về nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh.
+ Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
+ Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh.
+ Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).
– Điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng theo các hình thức sau đây:
+ Thứ nhất: Giấy phép: Giấy phép kinh doanh được cơ quan nhà nước cấp cho doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh để tiến hành những hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Đây là giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của đơn vị kinh doanh.
+ Thứ hai: Giấy chứng nhận: Đây là các điều kiện liên quan đến địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất và con người của đơn vị kinh doanh. Khi đáp ứng đủ các điều kiện này theo quy định thì mới được cấp chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận thì chủ thể được phép tiến hành kinh doanh trong ngành nghề, lĩnh vực đã đăng ký.
+ Thứ ba: Chứng chỉ: Đây là giấy tờ được cấp cho người có đủ trình độ chuyên môn về một lĩnh vực nhất định. Người làm việc, nhân viên có Chứng chỉ hành nghề thì doanh nghiệp mới được phép hoạt động.
Chứng chỉ hành nghề được hiểu là văn bản mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc Hiệp hội nghề nghiệp được Nhà nước ủy quyền cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về một ngành, nghề nhất định.
+ Thứ tư: Văn bản xác nhận, chấp thuận: Văn bản xác nhận kinh nghiệm làm việc phù hợp với ngành nghề đăng ký, có dự án đầu tư đã được phê duyệt và có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, các điều kiện khác không thể hiện trong văn bản quy định.
+ Thứ năm: Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
– Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, ta nhận thấy, danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2020. Cụ thể có 227 ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo pháp luật hiện hành. Theo đó, để được hoạt động kinh doanh một trong các ngành nghề này, Doanh nghiệp phải đảm bảo được điều kiện mà các Cơ quan nhà nước ban hành. Tùy theo từng ngành nghề cụ thể, Cơ quan nhà nước sẽ có những văn bản quy định về điều kiện khác nhau.
Điều kiện kinh doanh đối với ngành, nghề quy định trên được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và được quy định trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định. Và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan. Tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
Ngoài ra, các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó theo quy định của pháp luật sẽ cần phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Theo quy định của Luật Đầu tư hiện hành, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh một trong các ngành nghề này thì phải đáp ứng một số điều kiện nhất định vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn, đạo đức xã hội và sức khỏe của cộng đồng.
Khi đầu tư kinh doanh một trong các ngành nghề được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2020 thì phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Luật đầu tư năm 2020, các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng một hoặc một số hình thức về giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ, văn bản xác nhận, chấp thuận hay các hình thức khác hoặc các điều kiện mà tổ chức kinh tế, cá nhân phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản được nêu cụ thể bên trên.
2. Quyền của tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh:
Khi các tổ chức hay cá nhân đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật, các tổ chức, cá nhân có quyền được cấp các văn bản như giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ, văn bản xác nhận, chấp thuận hay các hình thức khác hoặc các điều kiện mà tổ chức kinh tế, cá nhân phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận, chấp thuận dưới các hình thức văn bản.
Trong trường hợp từ chối cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung giấy phép, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm cần phải
Riêng đối với trường hợp thực hiện thủ tục hành chính để xin giấy phép hoặc thực hiện các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần có giấy xác nhận, chấp thuận thì doanh nghiệp không cần phải ghi ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, các cá nhân hay tổ chức cần đáp ứng các quy định của pháp luật để được thực hiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, nhất là đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư. Khi đã đáp ứng các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định thì các cá nhân, tổ chức cũng sẽ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo đúng các quy định của pháp luật. Các quyền này được pháp luật Việt Nam tôn trọng và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Việc quy định về các quyền của các tổ chức hay cá nhân đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh giúp đảm bảo những lợi ích hợp pháp của các chủ thể này cũng như thu hút các chủ thể thực hiện đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo Luật đầu tư năm 2020.