Các hình thức lưu ký chứng khoán? Phí lưu ký chứng khoán?
Hiện nay, rất nhiều cá nhân lựa chọn hình thức đầu tư vào chứng khoán thay vì các hoạt động kinh doanh khác để nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Bởi vì, đầu tư vào chứng khoán được biết đến là một hình thức đầu tư sinh lời nhanh và số lợi tức có được từ việc đầu tư vào chứng khoán rất lớn và nó dẫn đến xem việc đầu tư chứng khoán là một trong những hoạt động mang đến nguồn thu nhập chính cho rất nhiều người. Chứng khoán hay các vấn đề liên quan đến đầu tư chứng khoán là những khái niệm mới nổi lên trong những năm gần đây và được rất nhiều cá nhân, chủ thể tham gia vào hoạt động này nhắc đến. Tuy nhiên, những thuật ngữ liên quan đến chứng khoán cho dù được nhắc đến rất nhiều nhưng không hẳn là ai cũng có thể hiểu hết và nắm bắt được hết những nội dung của việc đầu tư chứng khoán này.
Trong quá trình đầu tư vào chứng khoán thì chắc hẳn rất nhiều người quan tâm đến thuật ngữ về lưu ký chứng khoán bởi vì hoạt động lưu ký chứng khoán này là một trong những hoạt động cơ bản nhất cần được quan tâm và tìm hiểu để việc đầu tư được thu nhiều lợi túc nhất có thể. Vậy pháp luật Chứng khoán hiện hành đã quy định về các hình thức lưu ký chứng khoán là gì? Phí để các chủ đầu tư vào chứng khoán thực hiện việc lưu ký chứng khoán là bao nhiêu và cách tính phí được thực hiện ra sao? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung liên quan đến hình thức lưu ký chứng khoán và phí lưu ký như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật chứng khoán 2019
Mục lục bài viết
1. Các hình thức lưu ký chứng khoán?
Trên cơ sở quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 thì khi các chủ đầu tư thực hiện đầu tư vào chứng khoán và muốn thực hiện việc lưu ký chứng khoán thì có thể thực hiện việc lưu ký này dưới 2 hình thức mà pháp luật chứng khoán này đã chia. Trong đó là lưu ký chứng khoán đóng và lưu giữ chứng khoán mở và các hình thức này được quy định cụ thể:
1. 1. Lưu ký chứng khoán đóng
Lưu ký chứng khoán đóng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hình thức lưu giữ trong đó khách hàng hay còn được biết đến là chủ đầu tư chứng khoán thực hiện hành vi thuê két an toàn của ngân hàng để lưu giữ và bảo quản chứng khoán của mình.
Trên cơ sở quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành thì mỗi ngăn két mà chủ đầu tư thuê thì sẽ được ký hiệu theo số riêng và có hai ổ khoá. Trong đó thì một ổ khoá ngoài do ngân hàng quản lý và ổ khoá trong do khách hàng quản lý. Để đảm bảo tính bảo mặt đối với chứng khoán của khách hàng thì ổ khoá trong chỉ có một chìa duy nhất và do khách hàng nắm giữ việc này đồng nghĩa với việc là ngân hàng không có quyền biết về nội dung chứng khoán bên trong két được thuê. Sau khi ký kết hợp đồng thuê két, khách hàng tự động đưa chứng khoán của mình vào lưu giữ trong két mà không cần sự hiện diện của người thứ hai, kể cả đại diện của ngân hàng.
Từ những quy định đó có thể thấy rằng đối với hình thức lưu ký đóng thì về bản chất chỉ là sự lưu giữ, bảo quản chứng khoán cho khách hàng. Trong đó, tổ chức lưu giữ chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm tài sản ký gửi theo một hạn mức nhất định. Một khi giá trị chứng khoán ký gửi của khách hàng trên hạn mức này vẫn còn tồn tại thì khách hàng phải
1.2. Lưu ký mở
Bên cạnh quy định về hình thức lưu ký đóng thì lưu ký mở được xác định là hình thức lưu giữ chứng khoán trong đó chứng khoán được trao cho tổ chức lưu giữ và tổ chức này không chỉ thực hiện chức năng bảo quản mà còn thực hiện cả chức năng điều hành chứng khoán theo sự uỷ thác của khách hàng. Căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức lưu ký trong việc điều hành chứng khoán, lưu ký mở được chia thành:
Thứ nhất, lưu ký biệt lập được xác định ở đây là hoạt động lưu ký chứng khoán trong đó chứng khoán của khách hàng độc lập với chứng khoán của tổ chức lưu ký. Theo đó thì tổ chức thực hiện hoạt động lưu ký có trách nhiệm lưu giữ chứng khoán theo các ký hiệu riêng được lập cho từng khách hàng, theo từng chủng loại chứng khoán và phải cất giữ chứng khoán biệt lập với chứng khoán của tổ chức lưu ký cũng như của các khách hàng lưu ký khác.
Thứ hai, lưu ký hoán đổi được xác định ở đây là hình thức lưu ký trong đó cho phép tổ chức lưu ký chuyển trả cho khách hàng của mình số chứng khoán cùng chủng loại chứ không nhất thiết phải cùng mã số. Đồng thời, theo như quy định của Luật Chứng khoán năm 2019 thì quyền sở hữu của chủ lưu ký hoán đổi được xác định là khá phức tạp. Điều này được thể hiện trước khi hoán đổi chứng khoán thì chủ lưu ký là chủ sở hữu của số chứng khoán được lưu ký còn sau hoán đổi thì lại là chủ sở hữu của số chứng khoán thay thế.
Thứ ba, lưu ký tổng hợp
Lưu ký tổng hợp là hình thức lưu ký trong đó tổ chức lưu ký được phép tập hợp chung tất cả các loại lưu ký được phép chuyển nhượng tự do thuộc vùng chuyển khoản của nhiều chủ sở hữu thành một khối lượng tổng hợp.
Như vậy, từng chủ sở hữu không có quyền đòi hỏi tổ chức lưu ký chuyển trả chính các tờ chứng khoán của mình, chỉ có quyền đòi chuyển trả số lượng tờ chứng khoán đã đưa vào lưu ký hay số lượng với giá trị tính theo mệnh giá. Nếu tổ chức lưu ký bị phá sản thì các chủ lưu ký được hưởng đặc quyền truy đòi tài sản của mình.
Thứ tư, lưu ký tổng hợp có ưu điểm:
-Khách hàng không phải tốn nhiều chi phí giao dịch và chi phí lưu ký do áp dụng hình thức chuyển khoản chứng khoán mà không cần chuyển chứng khoán về mặt cơ học.
-Khách hàng lưu ký chỉ cần lập một lần hợp đồng uỷ thác lưu ký tổng hợp tại trung tâm thanh toán bù trừ nên thủ tục đơn giản và tạo cho khách hàng khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán mà không cần trực tiếp tới tổ chức nhận lưu ký.
Thứ năm, lưu ký tại tổ chức thứ 3 được xác định là hình thức lưu ký trong đó các tổ chức lưu ký có quyền đứng tên tổ chức mình đưa chứng khoán của khách hàng vào lưu ký tại tổ chức lưu ký khác theo phương thức lưu ký biệt lập hay lưu ký tổng hợp mà không cần phải có văn bản uỷ quyền cụ thể của khách hàng lưu ký. Về mặt bản chất đó là việc tái lưu ký chứng khoán của thành viên.
Hình thức này thường được áp dụng dưới quy định của pháp luật hiện hành còn dựa vào chứng khoán thuộc khối lượng chứng khoán tổng hợp tại một ngân hàng lưu ký. Hay là khi tổ chức trung gian lưu ký không có đủ hệ thống két an toàn lưu giữ và thực hiện việc lưu trữ chứng khoán tại địa điểm gần các sàn giao dịch chứng khoán.
Thứ sáu, lưu ký thế chấp của khách hàng được xác định là hình thức lưu ký trong đó chứng khoán hiện đang lưu ký trên tài khoản chứng khoán của khách hàng được tổ chức trung gian lưu ký đem thế chấp cho đối tác thứ ba để vay vốn. Khi đó, tổ chức lưu ký phải đóng dấu thế chấp kèm họ tên của người chủ nợ tại các phần chứng khoán được thế chấp trên tài khoản lưu ký khách hàng. Việc chuyển quyền sở hữu các chứng khoán được thế chấp có thể được thực hiện như sau:
-Tách chứng khoán khỏi tài khoản lưu ký khi có lệnh yêu cầu chuyển giao chứng khoán.
-Thông qua một hợp đồng giữa tổ chức tín dụng (tổ chức lưu ký) và khách hàng lưu ký (người thế chấp) tạo quyền đồng sở hữu trực tiếp số chứng khoán được thế chấp.
Thứ bảy, lưu ký phong toả
Lưu ký phong toả là hình thức lưu ký trong đó người chủ sở hữu sẽ không được sử dụng phần tài sản thuộc tài khoản lưu ký phong toả, số chứng khoán này chỉ có mục đích là để đảm bảo an toàn cho chủ sở hữu hay các khách hàng của chủ sở hữu trong các trường hợp sau:
-Các tổ chức bảo hiểm đối với số vốn dự phòng bắt buộc theo luật định của các tổ chức này.
– Các công ty đầu tư vốn đối với các tài sản quỹ thuộc diện khống chế sử dụng (điều hành) theo quy định trong điều lệ quỹ.
2. Phí lưu ký chứng khoán?
Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện theo nguyên tắc khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Đồng thời, chi phí lưu ký chứng khoán cúng được quy định là khoản chi phí nộp cho Trung tâm lưu ký chứng khoán để đảm bảo quyền sở hữu chứng khoán trên tài khoản của khách hàng tại các Công ty chứng khoán.
Vào ngày giao dịch cuối cùng của tháng, công ty chứng khoán sẽ tính toán chi phí này và thu phí với toàn bộ khách hàng. Khoản chi phí này sẽ được công ty chứng khoán nộp lại cho Trung tâm lưu ký chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm 2 cấp quản lý:
– Cấp quản lý đầu tiên là cơ quan Nhà nước, cụ thể ở đây là Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ quản lý các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký.
– Cấp quản lý thứ 2 là các công ty chứng khoán, ngân hàng lưu ký sẽ quản lý các khách hàng của đơn vị mình là các cá nhân, tổ chức đầu tư chứng khoán.
Do vậy, các đơn vị này sẽ đóng vai trò đi thu hộ chi phí lưu ký chứng khoán cho Trung tâm lưu ký chứng khoán. Phí lưu ký được tính theo những quy định của Thông tư 127/2018/TT-BTC. Phí này được chia làm 2 loại:
– Phí lưu ký trái phiếu: 0.2đ/trái phiếu/tháng
– Phí lưu ký cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền: 0.27đ/cổ phiếu/tháng
Trên thực tế thì phí lưu ký cổ phiếu là được đề cập tới nhiều nhất. Ví dụ bạn nắm giữ 1000 cổ phiếu VCB trong 1 tháng thì phí lưu ký bạn phải trả chỉ là… 270đ.