Các loại công trình hàng hải? Bảo vệ công trình hàng hải?
Theo quy định của pháp luật thì việc bảo vệ các công trình xây dựng là điều rất càn thiết bởi lẽ trong quá trình xây dựng hoặc cả khi đã hoàn thành công trình nhưng chưa có phương án bảo vệ thì tiềm ẩn những sự cố xảy ra là việc không để tính trước được. Chính vì vậy nhà đầu tư, người quản lý phải chủ động trong việc xây dựng các phương án hợp lý để thuận tiện quản lý thực hiện trong trường hợp xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Luật sư
1. Các loại công trình hàng hải?
Công trình hàng hải trong tiếng Anh được gọi là Maritime Construction đây được coi là những công trình được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam. Pháp luật quy định các công trình hàng hải bao gồm các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BGTVT, cụ thể:
– Bến cảng; cầu cảng; bến phao;
– Khu neo đậu, khu chuyển tải, tránh, trú bão;
– Hệ thống đài thông tin duyên hải;
– Công trình đóng mới, sửa chữa tàu biển:
– Ự tàu biển, âu tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng tàu);
– Luồng hàng hải; đèn biển, nhà trạm gắn liền với đèn biển;
– Phao, tiêu, nhà trạm quản lý vận hành phao tiêu;
– Công trình trên biển (đê thủy khí, bến cảng nổi đa năng);
– Hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS);
– Đê chắn
– Công trình dàn khoan dầu khí, các công trình phục vụ nghiên cứu hàng hải (trạm quan trắc, hố quan trắc).
Việc xây dựng các công trình hàng hải phải phù hợp với quy hoạch phát triển cảng biển và các quy hoạch khác có liên quan đã được phê duyệt, đáp ứng các quy định về bảo vệ công trình hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định 143/2017/NĐ-CP.
Như vậy, có thể thấy công trình hàng hải là những công trình được xây dựng ở trong vùng biển với nhiều hoạt động khác nhau nhưng với chung mục đích là phát triển kinh tế dịch vụ biển như làm công trình neo đậu cho tàu, xây dựng công trình thông tin trên vùng biển để đảm bảo an toàn cho tàu di chuyển,….
2. Bảo vệ công trình hàng hải?
Trong bảo vệ công trình hàng hải được pháp luật quy định tại
Thứ nhất, căn cứ Điều 125 Bộ luật hàng hải năm 2015 quy định về các nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải như sau:
– Việc cơ quan, nhà đầu tư xây dựng, quản lí khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kĩ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố đối với các công trình xây dựng trong vùng biển.
– Trong quy trình thực hiện xây dựng công trình khác nhưng liền kề với công trình hàng hải đã xây khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải thì Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
– Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lí khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản như việc xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định trong Luật hàng hải Việt Nam sau đó tiến hành thiết lập báo hiệu hàng hải đối với các công trình thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát.
Trong phương án bảo vệ không thể thiếu đi các nhân lực tham gia trực nhiệm vụ với tinh thần luôn sẵn sàng; lấy địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải. Thiết lập, lắp đặt các phương tiện, công cụ phục vụ đảm bảo đầy đủ chức năng trong việc bảo vệ công trình hàng hải;
Xây dựng kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lí khai thác công trình để lấy căn cứ xác lập biện pháp xử lí khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải.
Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lí khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải để thuận tiện giải quyết trong trường hợp xảy ra sự cố.
Để bảo vệ được công trình hàng hải thì cơ quan, nhà đầu tư buộc phải đưa ra các phương án bảo vệ công trình ngay từ khi xây dựng đảm bảo về nguồn nhân lực, địa chỉ nhận tín hiệu khi có sự cố tuy nhiên mọi hoạt động này đều phải xây dựng dựa trên những nguyên tắc bảo vệ mà pháp luật Hàng hải quy định.
Thứ hai, là việc nhà đầu tư xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Công trình hàng hải được pháp luật quy định tại Điều 5 của Nghị định 143/2017/NDD-CP bao gồm: bến cảng, cầu cảng, cảng dầu khí ngoài khơi, bến phao, luồng hàng hải, vũng quay tàu, báo hiệu hàng hải, hệ thống hỗ trợ hàng hải, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ được đầu tư xây dựng hoặc thiết lập trong vùng nước cảng biển và vùng biển của Việt Nam.
Từ các công trình được xác định trên thì đối với mỗi công trình khác nhau việc xác định phạm vi dựa theo hình thức công trình như sau:
+ Phạm vi bảo vệ công trình thuộc vào bến cảng, cầu cảng thì được xác định tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng.
+ Phạm vi bảo vệ công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa có kết hợp phao neo hoặc trụ neo được xác định tính từ vị trí tâm rùa neo phao neo hoặc tính từ vị trí tâm của trụ neo và rìa ngoài cùng của công trình bến cảng, cầu cảng, bến trụ tựa ra đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến theo thiết kế và về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật công trình.
+ Phạm vi bảo vệ công trình cảng dầu khí ngoài khơi được xác định giới hạn bởi vành đai an toàn có chiều rộng 500 m tính từ điểm nhô ra xa nhất của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo có chiều rộng 02 hải lý tính từ vị trí tọa độ của công trình cảng dầu khí ngoài khơi.
+ Phạm vi bảo vệ công trình bến phao được được xác định tính từ vị trí tâm rùa neo bến phao đến hết giới hạn vùng nước neo đậu tàu theo thiết kế và từ đường nối các vị trí tâm rùa neo về các phía còn lại được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật phao neo.
+ Phạm vi bảo vệ công trình trụ đỡ băng chuyền, đường ống đối với bến cảng, cầu cảng có hệ thống trụ đỡ băng chuyền, đường ống được tính từ rìa ngoài cùng của công trình theo phương thẳng đứng ra hai bên tối thiểu là 5m
+ Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải phần trên không tức là phần chiều cao tĩnh không, phần dưới mặt đất được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch phát triển cảng biển và luồng hàng hải, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.
+ Cơ quan có thẩm quyền khi thỏa thuận vị trí xây dựng, công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng theo quy định phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Trong quá trình giám sát thực hiện xây dựng công trình nếu có có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình hàng hải, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình phải thực hiện quy định về giám sát thực hiện xây dựng công trình trong vùng nước cảng biển, thiết lập những phương án bảo đảm an toàn hàng hải, quản lý hoạt động hàng hải.
Phạm vi bảo vệ công trình cần xác định rõ ràng là một việc cần thiết bởi lẽ, trong việc bảo vệ công trình cần phải được xây dựng các phương pháp một cách thận trọng ngoài ra công trình nằm trên vùng biển nên hạn chế sự thuận lợi. Chình vì vậy cần xác định rõ khoanh vùng phạm vi cần thiết, chủ chốt của công trình để có biện pháp tốt hạn chế nhất định những rủi ro.
Thứ ba, về thẩm quyền, trách nhiệm xây dựng, thẩm định và phê duyệt phương án bảo vệ công trình hàng hải theo pháp luật quy định thuộc về cá nhân là người quản lý, chủ đầu tư và Cảng vụ hàng hải như sau:
– Đối với các công trình hàng hải đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư thì chủ đầu tư công trình tổ chức xây dựng các phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 trong Nghị định 143/2017/NĐ-CP và bổ sung vào hồ sơ dự án để trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt cùng với dự án đầu tư.
– Đối với các công trình hàng hải đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng trước đó chưa có phương án bảo vệ công trình hàng hải thì người quản lý khai thác, sử dụng công trình hàng hải có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải với các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 trong Nghị định 143/2017/NĐ-CP ,đồng thời tổ chức thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải.
Theo đó, tất cả những phương án bảo vệ công trình hàng hải được xây dựng sau khi được tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phê duyệt phải gửi cho Cảng vụ hàng hải để kiểm tra, giám sát và phối hợp thực hiện.
Trong xây dựng hoặc bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định trong luật hàng hải chính vì vậy việc xác định những biện pháp thực thi biện pháp phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kiểm tra lại toàn độ nội dung cũng như quá trình thực hiện nếu xảy ra sự cố cần bải vệ.
Như vậy, trong việc bảo vệ công trình hàng hải thì được chủ đầu tư, nhà quản lý công tình xác định rõ phạm vi mà phần công trình cần được bảo vệ để từ đó xây dựng phương án phù hợp với công trình cũng như thực hiện các biện pháp đó theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định.