Khái quát về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam? Quy định của pháp luật về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam?
Người bị tạm giữ, tạm giam là chủ thể đặc biệt khi nói đến pháp luật tố tụng hình sự, thi hành án hình sự. Hoạt động cưỡng chế của Nhà nước tác động lên các cá nhân này có liên quan chặt chẽ tới quyền con người, quyền công dân. Vì vậy, trong chính sách của pháp luật, đòi hỏi phải có các chế độ và cơ chế bảo đảm quyền cho họ. Một trong những quyền quan trọng là quyền được bảo đảm về sức khỏe, tức là chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Đây cũng là nội dung chính sẽ được Luật Dương Gia tập trung phân tích và bình luận trong bài viết dưới đây: Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
1. Khái quát về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam?
Trước khi giải thích về khái niệm chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam, tác giả sẽ phân tích 2 nội dung liên quan:
Thứ nhất, người bị tạm giữ, tạm giam là gì?
Khái niệm về người bị tạm giữ, tạm giam được giải thích rất rõ trong quy định tại Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó:
– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. (Khoản 1, Điều 3).
– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ. (Khoản 2, Điều 3).
Như vậy, người bị tạm giữ, tạm giam có thể xuất hiện trong suốt các giai đoạn tố tụng hình sự cho đến khi thi hành án xong, điểm chung của người bị tạm giữ và tạm giam là chịu sự quản lý tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
Thứ hai, chế độ chăm sóc y tế là gì?
Chế độ chăm sóc y tế là các quy định được áp dụng dành riêng cho một hoặc một số chủ thể nhất định liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe con người theo đúng chuẩn mực y tế và cộng đồng.
Từ sự phân tích hai khái niệm trên, có thể hiểu chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam là các quy định được áp dụng riêng cho người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định về hoạt động chăm sóc sức khỏe cho họ, được khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh.
2. Quy định của pháp luật về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam?
Chăm sóc y tế là quyền của người của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ghi nhận tại Điểm c, Khoản 1, Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, cụ thể: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:…c) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;“. Như vậy, với quy định trao quyền thì sự ra đời của các quy định về chăm sóc y tế đối với họ là điều hiển nhiên và cần thiết.
Chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam được quy định tại Điều 30 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, theo đó:
“1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ phải
Dựa trên quy định này, tác giả có một số phân tích sau:
– Thứ nhất, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng chế độ khám bệnh, tức là được hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng, thăm dò chức năng để chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đã được công nhận. (Khoản 1, Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh); chữa bệnh, tức là được sử dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh. (Khoản 2, Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh); phòng, chống dịch bệnh là việc được ngăn chặn và loại bỏ các tác nhân gây bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam.
– Nhà tạm giữ, trại tạm giam bắt buộc phải có công trình và bộ phận chăm sóc y tế, theo quy định tại Điều 14 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Đây là nơi để người tạm giữ, tạm giam được thăm khám và điều trị các ốm đau, thương tích, bệnh tật nhẹ, mà cơ sở giam giữ có thể xử lý và thuộc phạm vi chuyên môn và cơ sở vật chất y tế để đáp ứng. Đối với người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng hoặc vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì những người này được chuyển tới bệnh viện huyện, tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viên trung ương để được thăm khám và điều trị. Việc chuyển này phải đặt dưới sự giám sát và quản lý cực kỳ chặt chẽ.
– Để đảm bảo được sự chăm sóc tối đa, người bị tạm giữ, tạm giam sẽ được sự phối hợp giúp đỡ của thân nhân hoặc người đại diện, thân nhân gửi thuốc (theo kê đơn của bác sĩ) cho người bị tạm giữ, tạm giam. Quy định này vừa nhân văn vừa hiệu quả trong việc điều trị cho người bị tạm giữ, tạm giam.
“2. Đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.“
Năng lực hành vi tố tụng hình sự là điều kiện bắt buộc mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải có, do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì việc xác định và quyết định áp dụng biên pháp bắt buộc chữa bệnh là cần thiết, vừa bảo đảm đúng quy định pháp luật, vừa bảo đảm tính nhân văn trong quy định, lại còn tạo sự công bằng đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Có thể nói, trưng cầu giám định pháp y tâm thần là giai đoạn quan trọng nhất, chỉ có trưng cầu thì mới có các hoạt động sau đó phát sinh.
“3. Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của Chính phủ. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có chế độ bảo hiểm y tế thì được hưởng chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.”
Liên quan đến quy định này, Điều 7 Nghị định 120/2017/NĐ-CP đã có hướng dẫn chi tiết như sau:
– Tiến thuốc chữa bệnh thông thường: tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 người/01 tháng.
– Kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam căn cứ theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh tật và được thanh toán theo định mức chế độ bảo hiểm y tế. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam bị bệnh nặng kinh phí điều trị vượt quá định mức chi trả theo quy định của bảo hiểm y tế sẽ do ngân sách nhà nước bảo đảm hoặc thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự nguyện chi trả kinh phí điều trị bệnh.
– Cơ sở giam giữ có trách nhiệm thanh toán chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại bệnh xá, bệnh viện trong cơ sở giam giữ và các cơ sở y tế của Nhà nước.
….
Như vậy, bằng việc quy định chi tiết về chế độ chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, tạm giam, pháp luật đang giải quyết được vấn đề cực kỳ quan trọng đối với con người, đảm bảo quyền cơ bản cho người bị tạm giữ, tạm giam, là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ sở giam giữ thực hiện trách nhiệm của mình, cũng là cơ sở để xác định và xử lý vi phạm, tuy nhiên, vai trò của cơ sở giam giữ khá nặng nề, trong đó phải đảm bảo được tính quản lý chặt chẽ nếu không sẽ dẫn đến tình trạng người bị tạm giữ, tạm giam lạm dụng, giả vờ ốm đau, bệnh tật để có hành vi trốn thoát khỏi cơ sở giam giữ.