Quân đội nhân dân Việt Nam hiện bên cạnh các cơ quan nhà nước thì còn có rất nhiều các đơn vị sự nghiệp, đơn vị nghiên cứu, sản xuất,... Bên cạnh các cá nhân được phong quân hàm làm việc tại các đơn vị này thì còn các cá nhân khác, bao gồm các viên chức quốc phòng.
Mục lục bài viết
1. Viên chức quốc phòng là gì?
Tại Khoản 2 Điều 2
“2. Công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.”
Theo quy định này, thì viên chức quốc phòng được hiểu là những cá nhân có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ và họ được tuyển chọn hoặc tuyển dụng vào làm việc trong Quân đội nhân dân theo một chức danh nghề nghiệp. Các cá nhân này khi làm việc trong Quân đội nhân dân không được phong quân hàm sĩ quan hay quân nhân chuyên nghiệp. Đây là điểm khác biệt khi so sánh viên chức chuyên nghiệp với các chức danh khác trong quân đội.
Và tại Khoản 3 Điều 3 của Luật này quy định cụ thể hơn về vị trí, chức năng của viên chức quốc phòng đó chính là xác định viên chức quốc phòng là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ thuộc biên chế của Quân đội nhân dân, được bố trí theo chức danh nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ tại cơ quan, cơ sở nghiên cứu, giáo dục đào tạo, văn hóa, đơn vị quân y và đơn vị sự nghiệp khác thuộc Bộ Quốc phòng.
Trong quá trình phục vụ trong quân đội nhân dân thì Viên chức quốc phòng có thực hiện những nghĩa vụ và được hưởng những quyền theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 và cũng được hưởng những chế độ về đào tạo, bồi dưỡng; chế độ về lương, phụ cấp, nhà ở, chăm sóc sức khỏe và các chính sách khác kể cả đối với thân nhân của các viên chức quốc phòng đó theo quy định.
2. Quy định về tuyển dụng viên chức quốc phòng:
Theo quy định tại Điều 28 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 quy định về đối tượng được tuyển dụng, tuyển chọn làm viên chức quốc phòng làm viên chức quốc phòng. Cụ thể những cá nhân là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp khi chức vụ, chức danh đảm nhiệm của cá nhân này không còn nhu cầu bố trí; hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ hết thời hạn phục vụ tại ngũ sẽ có cơ hội được xem xét, tuyển chọn làm viên chức quốc phòng.
Và các cá nhân là công dân Việt Nam, thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên, và không thuộc đối tượng được tuyển chọn thì được tham gia tuyển dụng trở thành viên chức quốc phòng.
Các cá nhân được tuyển dụng, tuyển chọn phải thỏa mãn điều kiện chung đó chính là có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ, lý lịch rõ ràng và tự nguyện phục vụ Quân đội nhân dân; có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm đối với công nhân quốc phòng hoặc chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quốc phòng (Khoản 3 Điều 29). Đây là những điều kiện tối thiểu để các cá nhân tham gia tuyển chọn, đảm bảo được yếu tố năng lực, đạo đức, sức khỏe- những điều kiện tiên quyết để trở thành viên chức quốc phòng.
Hình thức tuyển chọn, tuyển dụng viên chức quốc phòng có thể là hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển. Đối với những cá nhân tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc cá nhân có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ bậc cao, người đạt giải trong cuộc thi tay nghề quốc gia, quốc tế thì được tuyển chọn, tuyển dụng thông qua xét tuyển làm viên chức quốc phòng mà không cần tham gia hình thức thi tuyển.
Chức danh nghề nghiệp của viên chức quốc phòng thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của viên chức quốc phòng trong từng lĩnh vực nghề nghiệp và chức danh này sẽ do Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ thống nhất quy định.
3. Phục vụ, thôi phục vụ Quân đội nhân dân của viên chức quốc phòng:
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của viên chức quốc phòng trong Quân đội nhân dân là 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ. Tức quá độ tuổi này thì các viên chức quốc phòng đương nhiên thôi phục vụ trong quân đội nhân dân.
Các trường hợp viên chức quốc phòng thôi phục vụ trong quân đội bao gồm viên chức hết hạn tuổi phục vụ cao nhất theo quy định tức khi nam trên 60 tuổi và nữ trên 55 sẽ đương nhiên thôi phục vụ trong quân đội. Ngoài ra là khi do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí mà viên chức quốc phòng đó đang đảm nhiệm. Hoặc trong trường hợp viên chức quốc phòng không có phẩm chất chính trị, đạo đức không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đối với vị trí mà viên chức đảm nhiệm hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định pháp luật thì sẽ bị cho thôi phục vụ quân đội. Bên cạnh đó, thì viên chức quốc phòng cũng có thể thôi phục vụ trong quân đội khi các viên chức đó không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để thực hiện công việc, nhiệm vụ của mình hoặc khi viên chức có nguyện vọng thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Hình thức thôi phục vụ trong quân đội của viên chức quốc phòng bao gồm ba hình thức là nghỉ hưu; chuyển ngành và thôi việc.
Viên chức quốc phòng được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tức các cá nhân này thỏa mãn điều kiện nghỉ hưu theo Luật bảo hiểm xã hội, đó là nam đã đủ 60 tuổi, nữ đã đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên (chủ yếu là nghỉ hưu theo trường hợp này); trường hợp viên chức quốc phòng là nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, hoặc viên chức quốc phòng là nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và viên chức quốc phòng đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc viên chức quốc phòng có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên; trường hợp viên chức quốc phòng là người từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; hoặc viên chức quốc phòng bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp,… ngoài ra còn các quy định khác về trường hợp nghỉ hưu của viên chức quốc phòng theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 162/2017/TT- BQP ngày 10 tháng 7 năm 2017 do Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của
– Hoặc khi viên chức quốc phòng chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo trường hợp trên mà do thay đổi tổ chức biên chế, quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng vị trí của viên chức quốc phòng đó, đồng thời viên chức quốc phòng nếu là nam đã đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi, viên chức quốc phòng là nữ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được nghỉ hưu.
Viên chức quốc phòng được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
Viên chức quốc phòng thôi việc trong trường hợp dù viên chức quốc phòng chưa hết hạn tuổi phục vụ quy định (60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ) mà viên chức quốc phòng có nguyện vọng xin thôi phục vụ trong quân đội và được cấp có thẩm quyền đồng ý; hoặc trong trường hợp do thay đổi tổ chức biên chế quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng mà không thuộc trường hợp nghỉ hưu hay chuyển ngành thì viên chức quốc phòng cũng được xem xét cho thôi phục vụ. Và trường hợp cho thôi phục vụ quân đội đối với viên chức quốc phòng nữa đó chính là trường hợp phẩm chất chính trị, đạo đức của viên chức quốc phòng không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoặc không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ 02 năm liên tiếp theo quy định hoặc viện chức quốc phòng không còn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để đảm nhận vị trí công tác của họ.
Các văn bản pháp luật liên quan đến bài viết:
–
– Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015;
– Thông tư số 162/2017/TT- BQP ngày 10 tháng 7 năm 2017 do Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 151/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về chế độ, chính sách của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.