Cơ quan Điều tra hình sự khu vực là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực?
Hệ thống cơ quan điều tra trong quy định của pháp luật Việt Nam ngày càng được đồng bộ và hoàn thiện, việc tổ chức các cơ quan điều tra trong một ngành cụ thể khá phụ hợp và đáp ứng được chức năng điều tra trước tình hình tội phạm của đất nước. Với sự đa dạng đó, ngoài việc quy định về nhiệm vụ, quyền hạn chung,
Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
1. Cơ quan Điều tra hình sự khu vực là gì?
Cơ quan điều tra hình sự khu vực là cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân, bên cạnh Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương. Cơ quan điều tra hình sự khu vực có thể được coi là “cấp thấp nhất” trong các cơ quan điều tra kể trên. Hoạt động của cơ quan điều tra hình sự khu vực có vai trò quan trọng, gắn bó mật thiết với tình hình tội phạm với phạm vi nhỏ, dễ dàng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và nhanh chóng đưa ra phương hướng giải quyết.
Hiện nay, tại Việt Nam đang có 63 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực, được phân bổ số lượng theo các quân khu, ví dụ: 4 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 1; 6 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân khu 9; hoặc theo các quân chủng, ví dụ: 3 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân chủng Phòng không-Không quân; 3 Cơ quan Điều tra hình sự khu vực Quân chủng Hải quân;….
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực gần như giống đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực, chỉ khác ở chỗ thẩm quyền điều tra. Mặc dù trong hệ thống dữ liệu của Luật Dương Gia đã phân tích rất kỹ các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan điều tra thuộc Quân đội nhân dân, nhưng với tư cách là một bài độc lập và mong muốn giúp người đọc tiếp cận được nguồn kiến thức pháp lý thì trong mục này, tác giả phân tích một cách chi tiết nhất quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra hình sự khu vực. Theo quy định tại Điều 28 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan Điều tra hình sự khu vực có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Đây là nhiệm vụ cơ bản mà mọi cơ quan điều tra đều có, tuy nhiên, do tính hạn chế về thẩm quyền lãnh thổ nên có thể thấy, nhiệm vụ này của cơ quan điều tra hình sự khu vực khá quan trọng và cũng là nhiệm vụ thể hiện rõ nhất vai trò của cơ quan này. Luật Dương Gia đều thống nhất đưa ra cách hiểu chung nhất về về công tác trực ban là hoạt động nghiệp vụ thường xuyên của điều tra viên, cán bộ điều tra dựa trên sự phân công của lãnh đạo để túc trực và luôn sẵn sàng cho việc tiếp nhận thông tin về tội phạm. Như vậy, trực ban là có thể được đánh giá là nhiệm vụ quan trọng nhất trong các nhiệm vụ cụ thể được quy định trên đây.
Thứ hai, tiến hành Điều tra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cùng cấp, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.
Nguyên tắc xác định thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra hình sự khu vực được ghi nhận tại Khoản 2, Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể: “Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.”. Như vậy, Cơ quan điều tra hình sự khu vực điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực.
Cơ quan điều tra hình sự khu vực được quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự về các tội phạm: các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội phạm về môi trường; các tội phạm về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng; trật tự công cộng; các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính; các tội phạm về chức vụ; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực dựa vào Điều 268; Điều 272
Đồng thời, việc tiến hành điều tra vụ án hình sự phải loại trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương và Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân. Đây là các tội phạm đặc biệt, tính chất nguy hiểm cao và việc phân chia thẩm quyền điều tra cũng là xu hướng chung trong quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Thứ ba, kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
Đây là hoạt động của điều tra viên, cán bộ điều tra trong việc đề nghị, yêu cầu cá cơ quan, tổ chức có mối quan hệ, tác động và có thể là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm phải áp dụng các biện pháp khắc phục. Thông thường khi kiến nghị, người kiến nghị phải có đầy đủ hồ sơ, tài liệu và kiến nghị bằng văn bản và họ sẽ đề xuất luôn biện pháp cụ thể với tính chất chuyên môn mà họ có.
Thứ tư, tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra hình sự khu vực.
Đây là hoạt động bắt buộc trong hầu hết cơ quan, tổ chức nói chung và cơ quan điều tra hình sự khu vực nói riêng để xem lại hoạt động của cơ quan trong một khoảng thời gian vừa qua, những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại, những phương hướng khắc phục nhược điểm, những cải cách trong tương lai, biểu dương, khen thưởng các cá nhân xuất sắc,…đây điều là những nội dung trong tâm trong hoạt động sơ kết và tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Kết quả đạt được của sơ kết, tổng kết là tài liệu có giá trị tham khảo và lưu trữ đối với cơ quan và có thể xuất trình nếu có cấp trên yêu cầu.
Thứ năm, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo, là trách nhiệm của cá nhân có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan điều tra hình sự khu vực đề cao vai trò của Thủ trưởng cơ quan điều tra hình sự khu vực, trong việc xem xét lại quyết định của cơ quan điều tra hình sự, quyết định, hành vi của người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra hình sự khu vực khi có người khiếu nại và cho rằng quyết định, hành vi đó ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; hoặc là việc xem xét khi có người tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra hình sự khu vực gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là cách để kiện toàn bộ máy hoạt động của cơ quan điều tra hình sự khu vực một cách chuyên nghiệp, đảm bảo lợi ích tối đa cho mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong xã hội.
Như vậy, so với Cơ quan điều tra hình sự quân khu, Cơ quan điều tra hình sự khu vực ít hơn 01 nhiệm vụ, quyền hạn. Các nhiệm vụ, quyền hạn trên đây (trừ nhiệm vụ, quyền hạn thứ hai) hoàn toàn giống với các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, bản chất sự khác nhau chỉ là trong nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn ở mỗi cơ quan sẽ có sự khác nhau do địa vị pháp lý khác nhau.