Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm? Phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm? Xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài?
Bộ luật hàng hải Việt Nam ra đời đã đưa ra các quy định về hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền viên, cảng biển, luồng hàng hải, cảng cạn, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý nhà nước về hàng hải và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học. Vấn đề trục vớt tài sản chìm đắm cũng được Bộ luật hàng hải Việt Nam điều chỉnh bằng các Điều luật cụ thể. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về trục vớt tài sản chìm đắm theo Luật hàng hải.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.
Nghị định số 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
1. Nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm:
Theo Điều 276 Bộ Luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 đã quy định về tài sản chìm đắm với nội dung như sau:
– Tài sản chìm đắm được định nghĩa là tàu thuyền, hàng hóa hoặc vật thể khác chìm đắm hoặc trôi nổi trong vùng nước cảng biển, vùng biển Việt Nam hoặc dạt vào bờ biển Việt Nam.
– Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được quy định là tài sản chìm đắm làm cản trở hoặc gây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải, đe dọa tính mạng và sức khỏe con người, ảnh hưởng tới tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.
Trục vớt tài sản chìm đắm bao gồm các hoạt động cụ thể như: Thăm dò, xây dựng và thực hiện phương án làm nổi, di dời, phá dỡ, phá hủy tài sản chìm đắm.
Theo Điều 5 Nghị định số 05/2017/NĐ-CP quy định về nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm có nội dung như sau:
“1. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm.
Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
2. Đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này phê duyệt.
Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
3. Chủ sở hữu tài sản chìm đắm ngoài việc thực hiện các quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, còn phải thực hiện các quy định có liên quan của pháp luật về sử dụng biển và pháp luật về tài nguyên, môi trường biển, đảo; đồng thời áp dụng mọi biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu sự cố gây ô nhiễm môi trường. Trường hợp tài sản chìm đắm gây ô nhiễm môi trường, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải áp dụng ngay mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.”
Ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, chủ sở hữu tài sản chìm đắm hoặc tổ chức, cá nhân khi phát hiện tài sản chìm đắm có trách nhiệm
Chủ sở hữu tài sản chìm đắm theo quy định pháp luật sẽ có nghĩa vụ tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm và chịu mọi chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm. Trường hợp tài sản chìm đắm là tàu thuyền, hàng hóa hoặc các vật thể khác được chuyên chở trên tàu thuyền, chủ tàu thuyền có nghĩa vụ trục vớt tài sản chìm đắm và chịu các chi phí liên quan; người quản lý, người khai thác tàu thuyền chịu trách nhiệm liên đới trong việc trục vớt tài sản chìm đắm và thanh toán các chi phí có liên quan đến việc trục vớt tài sản.
Cần lưu ý đối với tài sản chìm đắm là di sản văn hóa, tài sản chìm đắm liên quan đến an ninh, quốc phòng hoặc tài sản chìm đắm nguy hiểm, chủ sở hữu tài sản chìm đắm có nghĩa vụ lập phương án trục vớt trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp chủ sở hữu tài sản chìm đắm không thực hiện tổ chức trục vớt hoặc trục vớt tài sản chìm đắm không đúng thời hạn yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc trục vớt tài sản chìm đắm, trừ trường hợp do sự kiện bất khả kháng. Cảng vụ chủ trì, tổ chức trục vớt đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
Nghị định số 05/2017/NĐ-CP được ban hành cũng đã quy định rõ tài sản thuộc loại di tích lịch sử – văn hóa, bảo vật quốc gia hoặc di vật, cổ vật có giá trị đặc biệt về văn hóa, khoa học, lịch sử thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa dưới nước phải chuyển cho cơ quan quản lý về di sản văn hóa dưới nước tổ chức quản lý. Tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng chuyển giao cho cơ quan quân sự quản lý. Chuyển giao cho
2. Phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm:
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền:
– Tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Bước 2: Giải quyết thủ tục hành chính:
– Pháp luật quy định đối với trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất là hai ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp đến người nộp hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
– Đối với tài sản chìm đắm gây ra nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt thì thời hạn này không quá 48 giờ.
Cách thức thực hiện:
– Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo mẫu.
+ Phương án trục vớt tài sản chìm đắm, gồm các nội dung cơ bản sau: Tên, số lượng, loại tài sản chìm đắm; Số lượng, loại hàng chở trên tàu (nếu là tàu thuyền); Khối lượng nhiên liệu trên tàu (nếu là tàu thuyền); Căn cứ tổ chức việc trục vớt; Kết quả thực hiện phương án thăm dò tài sản chìm đắm (nếu có); Địa điểm tài sản bị chìm đắm; Dự kiến thời gian bắt đầu và thời hạn trục vớt; Phương tiện tham gia và biện pháp trục vớt; Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong quá trình trục vớt; Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong quá trình trục vớt; Biện pháp bảo quản tài sản bị chìm đắm sau khi được trục vớt; Bàn giao tài sản được trục vớt; Biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Biện pháp phòng ngừa ô nhiễm môi trường; Biện pháp phòng, chống cháy, nổ; Dự toán chi phí trục vớt; Đơn vị thực hiện trục vớt.
Cũng cần lưu ý đối với phương án trục vớt do chủ sở hữu tài sản lập và thực hiện trục vớt thì phương án không bao gồm nội dung dự toán chi phí trục vớt.
+ Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có).
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
– Chậm nhất 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm không gây nguy hiểm.
– Không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm.
– Không quá 48 giờ, kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ theo quy định với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt.
3. Xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài:
Theo Điều 28 Nghị định số 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài có nội dung sau đây:
“Việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được thực hiện như sau:
1. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền sau khi trục vớt nếu được bán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất, nhập khẩu và thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản chìm đắm là hàng hóa hoặc các vật thể khác, sau khi được trục vớt nếu được bán tại Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định.
3. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền công vụ nước ngoài hoặc tàu chiến nước ngoài sau khi trục vớt thì được xử lý thông qua cơ quan ngoại giao.”
Ta nhận thấy, pháp luật cũng quy định rõ việc xử lý tài sản chìm đắm thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài. Cụ thể theo quy định được nêu trên thì tài sản chìm đắm là tàu thuyền sau khi trục vớt nếu được bán cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục về xuất, nhập khẩu và thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Tài sản chìm đắm là hàng hóa hoặc các vật thể khác, sau khi được trục vớt nếu được bán tại Việt Nam thì phải thực hiện các thủ tục như đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định. Tài sản chìm đắm là tàu thuyền công vụ nước ngoài hoặc tàu chiến nước ngoài sau khi trục vớt thì được xử lý thông qua cơ quan ngoại giao theo đúng quy định pháp luật.