Nhiệm vụ của Ban quản lý và khai thác cảng? Quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng?

+ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.
1. Nhiệm vụ của Ban quản lý và khai thác cảng.
– Ban quản lý và khai thác cảng có nhiệm vụ xây dựng trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển tổng thể vùng đất, vùng nước cảng biển được giao theo quy định của pháp luật. Theo đó, đây là một trong những trách nhiệm của Ban quản lý và khai thác cảng biển trong việc xây dựng những kế hoạch về phát triển tổng thể, những chiến lược nhằm phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển đã được giao để quản lý và phải trình được những dự án này lên Thủ tướng Chính phủ để được phê duyệt theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
– Ban quản lý và khai thác cảng còn có nhiệm vụ xây dựng về những quy hoạch chi tiết về phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển đã được giao trong phạm vi quản lý của mình. Bên cạnh đó, sau khi lập thành dự án quy hoạch thì Ban quản lý và khai thác cảng còn có trách nhiệm trình lên Bộ giao thông vận tải để được phê duyệt hoặc không phê duyệt những quy hoạch này,( nếu không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do)
– Ban quản lý và khai thác cảng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là đầu tư xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển theo quy hoạch được phê duyệt. Theo đó, đối với những quy hoạch đã được phê duyệt thì Ban quản lý và khai thác cảng sẽ tiến hành xây dựng, thi công.
– Ban quản lý và khai thác cảng có nhiệm vụ đăng ký đầu tư, thẩm tra và cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư khu hậu cần sau cảng tại vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. Theo đó, những dự án đầu tư tại khu vực được giao mà có những vi phạm, sai phạm thì ban quản lý có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc xử lý, điều chỉnh hoặc có thể thu hồi lại giấy chứng nhận đầu tư đối với những dự án đó.
2. Quyền hạn của Ban quản lý và khai thác cảng.
– Song song với nhiệm vụ thì pháp luật cũng quy định rõ về quyền hạn của ban quản lý và khai thác cảng, theo đó, ban quản lý và khai thác cảng có quyền ban hành các quy chế quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao. Việc quản lý các hoạt động trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao là một trong những nhiệm vụ cao cả hàng đầu cũng như chỉ có Ban quản lý và khai thác cảng mới có quyền thực hiện nhiệm vụ này nhằm đảm bảo trật tự an toàn tại vùng cảng đã được giao.
– Ngoài ra, ban tổ chức và quản lý cảng cũng có quyền tổ chức quản lý việc đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển và kết cấu hạ tầng hậu cần sau cảng cũng như tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng cầu cảng, bến cảng biển đối với vùng nước, cảng biển đã được giao để quản lý và khai thác.
– Ban quản lý và khai thác cảng có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà khai thác tại cảng biển, khu đất hậu cần sau cảng và kiểm soát, cung cấp trang thiết bị và bảo đảm an toàn trong các hoạt động của cảng và đi lại của tàu thuyền trong khu vực quản lý theo đúng quy định của pháp luật.
– Ban tổ chức và quản lý khai thác cảng có quyền và nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu, lai dắt, logistics và các dịch vụ liên quan khác trong khu vực vùng đất, vùng nước được giao cũng như có trách nhiệm trong việc bảo dưỡng, duy tu và sửa chữa kết cấu hạ tầng cảng biển trong vùng đất, vùng nước cảng biển được giao.
– Ban quản lý và khai thác cảng có quyền quyết định mức thu phí dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung phí dịch vụ do cơ quan có thẩm quyền quy định và quyết định mức giá dịch vụ tại vùng đất, vùng nước được giao trên cơ sở khung giá dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định và ngoài ra ban quản lý và khai thác cảng có nhiệm vụ và quyền hạn khác do Chính phủ giao theo quy định của pháp luật.
– Từ đó, có thể thấy được cảng biển có vai trò vô cùng quan trọn:
+ Thứ nhất: Phục vụ hàng hóa cũng là chức năng chủ yếu của cảng biển theo đỏ cảng biển sẽ cung cấp các dịch vụ như xếp dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gái, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu, phục vụ hàng quá cảnh
+ Thứ hai các cảng biển đều được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và các trang thiết bị cho tàu biển ra vào để bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ khác đẹp ủng nhu cầu vận tải. Hiện nay cùng với sự bùng nổ phát triển logistics trên mọi lĩnh vực, cảng biển được coi là đầu mối quan trọng trong chuỗi logistics, có vai trò quyết định trong việc nâng cao hiệu quả của cả quy trinh logistics. Để phát triển logistics cảng biển đòi hỏi sự phát triển đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải đền đi từ cảng đẩy mạnh các ứng dụng công nghệ thông tin trong cảng để tăng năng suất xếp dỡ, quản lý kiểm soát các rủi ro đe dọa an ninh cho tàu đến căng
+ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015, tại điều 73 đưa ra định nghĩa về cũng biển theo đó cũng biển là khu vực bao gồm vùng đất công và vùng nước cũng được xây dựng kết cấu hạ tầng lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến rồi để bốc dỡ hàng hóa đơn trả hành khách và thực hiện cách vụ khác.
Hiện nay, vấn đề an ninh hàng hải đối với tàu biển cũng là một trong những vấn đề gây nhức nhối, tuy nhiên vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển dù có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong nỗ lực đưa ra một định nghĩa chung Có thể chia thành hai quan điểm chinh về an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển. Theo đó, an ninh hàng hải đối với tàu biển, công biển là một bộ phận của an ninh hàng hải và được xem xét trong tổng thể khái niệm an ninh của quan hệ quốc tế. Theo đó, hàng hải được hiểu như một tỉnh từ chỉ không gian biển một không gian tương tự đất liền, vì vậy an ninh hàng hải bao trùm lên một số lĩnh vực từ an ninh truyền thống đến an ninh phi truyền thống
– Dưới góc độ an ninh truyền thống an ninh hàng hải được hiểu là sự toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia trên biển là sự an toàn của tuyến đường hàng hải, của tàu biển, căng biển trước các hiểm hoa an ninh truyền thống như cướp biển hay tranh chấp liên quan đến chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển
– Dưới góc độ an ranh phi truyền thống an ninh hàng hải được hiểu là việc bảo vệ tài sản và lãnh thổ hàng hải khỏi các hành vi gây hại tiềm tang bắt nguồn từ quốc tế
– An minh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển phản ánh sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các quốc gia dù có biển hay không có biển đều đang chịu sự tác động của các hiểm họa đe dọa an ninh và đứng trước yêu cầu cần hành động để bảo đảm an ninh tàu biển, cảng biển Vì vậy, an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển có vai trò tích cực cả trên phương diện lý luận và thực tiễn thương mại toàn cầu
– Thứ nhất. an ninh hàng hải ghi nhận sự tồn tại của một thuật ngữ mới trong quan hệ quốc tế trên nền tảng của khái niệm đã có và các yếu tố cấu thành Khai té niệm an ninh hàng hải xuất hiện trong lịch sử từ thời cổ đại với ý nghĩa là sự tự do khỏi mỗi hiểm tác động đến hoạt động vận tải biển mà chủ yếu là cướp biển nguy Tuy nhiên, cùng với tâm quan trọng ngày càng tăng của các vấn đề an ninh phi truyền thống trong lĩnh vực hàng hải từ những năm 1990, khái niệm an ninh hàng hải đối với tàu biển cảng biển đã xuất hiện với tư cách là một khái niệm về hoạch ảnh chính sách an ninh toàn cầu
Thứ hai an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển góp phần hình thành quan điểm tổng thể trong nhận thức và hành động của các quốc gia cũng như nên cộng đồng quốc tế về vấn đề an ninh toàn cầu. Tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực nhằm đối phó với các hiểm họa an ninh hàng hải đã trở thành xu thể tất yếu và như một giải pháp để bảo đảm an ninh toàn cầu
Thứ ba: an ninh hàng hải đối với tàu biển, cảng biển giúp khẳng định vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Liên hợp quốc và Tổ chức hàng hải quốc tế