Khái quát về công ty đại chúng? Các trường hợp hủy tư cách công ty đại chúng? Trình tự, thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng?
Công ty đại chúng là một loại công ty cổ phần có thể phát hành nhiều loại chứng khoán để huy động vốn đại chúng trong và ngoài nước. Nhờ yếu tố thanh khoản, doanh nghiệp đại chúng và cổ đông trong mô hình doanh nghiệp này có thể tận dụng được lợi thế của thị trường vốn, tạo cơ hội gia tăng giá trị cho nhà đầu tư, đặc biệt là những người khởi lập doanh nghiệp. Chính Phủ và Nhà nước ta đã dành cho công ty đại chúng một chương riêng trong pháp
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về công ty đại chúng:
Theo Điều 32 Luật chứng khoán 2019 quy định như sau:
“Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau đây:
a) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
b) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì công ty cổ phần khi đáp ứng đủ một trong hai điều kiện trên thì sẽ được coi là công ty đại chúng theo quy định của pháp luật.
Công ty đại chúng có những ưu điểm sau đây:
Do tính đại chúng nên công ty được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của xã hội thông qua việc công khai các thông tin về hoạt động kinh doanh, các hoạt động cho sự phát triển công ty. Từ ưu điểm này, cổ đông đặt ra vấn đề nghĩa vụ minh bạch về thông tin và bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty đại chúng.
Không những thế bởi vì mang tính đại chúng rộng rãi nên công ty đại chúng được nhiều cá nhân, tổ chức biết đến nhiều hơn và tên tuổi của công ty cũng sẽ mở rộng trên thị trường chứng khoán cũng như trên thị trường cạnh tranh hơn.
Công ty đại chúng có những nhược điểm sau đây:
Một nhược điểm rất lơn của công ty đại chúng đó là khi phát hành cổ phiếu, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê người bảo lãnh phát hành: chi phí chuẩn bị hồ sơ: giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.
Không những thế thì tính đại chúng vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của mô hình công ty đại chúng do quá nhiều cổ đông cũng như số lượng cổ đông thường xuyên thay đổi dẫn đến tình trạng khó quản lý cổ đông, mất tính ổn định trong quản lý công ty khi có sự thay đổi các cổ đông lớn.
2. Các trường hợp hủy tư cách công ty đại chúng:
Theo Điều 8 Thông tư 118/2020/TT-BTC quy định hủy tư cách công ty đại chúng khi không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng trong bốn trường hợp cụ thể như sau:
Thứ nhất: Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng sau chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, cụ thể:
– Công ty đại chúng thực hiện báo cáo, công bố thông tin về việc tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
– Sau khi công ty đại chúng được cập nhật tình trạng pháp lý trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc khi có quyết định của tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và
Thứ hai: Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp công ty đại chúng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, theo đó:
– Công ty đại chúng bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
– Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét việc hủy tư cách công ty đại chúng trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Sau khi hết thời hạn theo quy định trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng.
Thứ ba: Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng sau tách, nhận sáp nhập doanh nghiệp.
Thứ tư: Hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty cổ phần thành công ty trách nhiệm hữu hạn, trong đó:
– Công ty đại chúng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do chuyển đổi loại hình doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo, công bố thông tin theo quy định pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
– Sau khi nhận được báo cáo, công bố thông tin theo quy định trên, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và thông báo trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng.
Trên đây là những trường hợp pháp luật quy định hủy tư cách công ty đại chúng. Việc hủy tư cách công ty đại chúng cần thuộc một trong bốn trường hợp được quy định cụ thể bên trên để đảm bảo quyền và lợi ích của công ty đại chúng cũng như các chủ thể có liên quan.
3. Trình tự, thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng:
Theo Điều 38 Luật chứng khoán 2019 quy định nội dung như sau:
3.1.Trách nhiệm của công ty khi bị hủy tư cách công ty đại chúng:
Pháp luật quy định công ty đại chúng có trách nhiệm gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước văn bản thông báo kèm danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có vốn điều lệ đã góp không đủ 30 tỷ đồng tính trên
3.2. Thời hạn xem xét hủy tư cách công ty đại chúng:
Thời hạn xem xét hủy tư cách công ty đại chúng được quy định cụ thể như sau:
– Sau 01 năm kể từ ngày không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật chứng khoán 2019 mà công ty vẫn không đáp ứng được điều kiện là công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
– Công ty phải thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến công ty đại chúng cho đến thời điểm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo hủy tư cách công ty đại chúng.
– Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc hủy tư cách công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm thông báo việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang thông tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc hủy tư cách công ty đại chúng đối với trường hợp không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng do tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp.
3.3. Hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng:
Pháp luật quy định hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Thứ nhất: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Thứ hai: Văn bản thông báo về việc công ty đại chúng không còn đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 của Luật chứng khoán 2019.
– Thứ ba: Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp;
– Thứ năm: Báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận. Trường hợp công ty tăng vốn điều lệ sau thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm gần nhất, công ty phải bổ sung báo cáo tài chính kỳ gần nhất được kiểm toán.
3.4. Trình tự hủy tư cách công ty đại chúng:
Việc hủy tư cách công ty đại chúng sẽ được thưc hiện theo trình tự như sau:
– Bước 1: Công ty đại chúng có trách nhiệm thông báo với Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc không đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ là 30 tỷ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có vốn điều lệ không góp đủ hoặc có cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng theo quy định Luật chứng khoán 2019.
Hồ sơ thông báo sẽ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
+ Văn bản thông báo về việc không đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ/ cơ cấu cổ đông.
+ Danh sách cổ đông do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam cung cấp.
+ Báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán (chứng minh về vốn điều lệ).
+ Xác nhận của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam về việc cơ cấu cổ đông không đáp ứng điều kiện.
– Bước 2: Sau 01 năm kể từ ngày không đáp ứng điều kiện công ty đại chúng và công ty vẫn không thể đáp ứng điều kiện công ty đại chúng theo quy định thì Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét hủy tư cách công ty đại chúng.
– Bước 3: Nộp hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng
– Bước 4: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước căn cứ hồ sơ hủy tư cách công ty đại chúng và ra thông báo về việc hủy tư cách công ty đại chúng
– Bước 5: Công ty bị hủy tư cách công ty đại chúng thông báo về việc hủy tư cách công ty đại chúng trên trang điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và thực hiện thủ tục hủy niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định của pháp luật trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hủy tư cách công ty đại chúng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước.