Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt tinh thần của người bị tạm giam, tạm giữ? Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giam, tạm giữ? Chế độ chăm sóc y tế của người bị tạm giam, tạm giữ?
Việc áp dụng biện pháp tạm giam, tạm giữ sẽ làm hạn chế một số quyền nhân thân cơ bản của người bị tạm giam, người bị tạm giữ. Tuy nhiên, Nhà nước ta luôn có những chính sách mở rộng đối với tất cả công dân trên đất nước, đặc biệt là đối với những người bị tạm giữ, tạm giam để nhằm bảo vệ những quyền lợi cơ bản của họ. Tại cơ sở giam giữ, các chủ thể là người bị tạm giữ, tạm giam sẽ cung cấp cho họ rất nhiều chế độ nhằm để đảm bảo đời sống tinh thần cũng như vật chất của họ theo đúng quy định. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về chế độ ăn ở, sinh hoạt của người bị tạm giữ, tạm giam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt tinh thần của người bị tạm giam, tạm giữ:
Các chủ thể là người bị tạm giam, tạm giữ sẽ được cơ sở giam giữ cung cấp thức ăn, quần áo và tư trang theo định mức được quy định tại Nghị định 120/2017/NĐ-CP của Chính Phủ.
1.1. Chế độ ăn của người bị tạm giam, tạm giữ:
Định mức ăn của người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định tại Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP với nội dung cụ thể như sau:
– Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm: 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau, 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá, 01 kg muối, 0,75 lít nước chấm, 0,1 kg bột ngọt và chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than, 45 kw/h điện, 3 m3 nước để đảm bảo phục vụ ăn, uống và sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Định mức ăn của người bị tạm giữ được tính theo ngày trên cơ sở định mức ăn của người bị tạm giam.
Định mức được quy định cụ thể bên trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền theo thời giá thị trường ở địa phương nơi có cơ sở giam giữ.
– Trong trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích, định mức ăn sẽ của do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá hai lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.
– Các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam khác và được ăn tăng thêm 30% định lượng về thịt, cá. Các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật trị giá tương đương 30 kg gạo tẻ loại trung bình.
– Ngoài tiêu chuẩn ăn được nêu cụ thể như trên thì các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
– Định mức ăn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam.
Cũng cần lưu ý rằng trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó. Đối với trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
1.2. Chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giam, tạm giữ:
Theo Điều 6 Nghị định 120/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì chế độ mặc và tư trang của người bị tạm giam, tạm giữ được quy định cụ thể như sau:
– Các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần, áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân, nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người gồm: 01 chiếu, 01 màn cá nhân, 01 đôi dép, 02 bộ quần áo dài, 01 áo ấm mùa đông và 01 chăn (các cơ sở giam giữ từ thành phố Đà Nẵng trở vào dùng chăn sợi, từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra dùng chăn bông loại không quá 02 kg).
– Các chủ thể là người bị tạm giữ sẽ được cấp một bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 20g, 01 khăn rửa mặt.
– Các chủ thể là người bị tạm giam được cấp 01 bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường không quá 100g dùng trong 02 tháng, 01 khăn rửa mặt dùng trong 04 tháng, mỗi tháng được cấp 0,3 kg xà phòng giặt.- Các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam là phụ nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ loại trung bình/01 tháng.
– Về loại trang phục: Theo quy định pháp luật tại cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bludong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.
1.3. Chế độ chăm sóc trẻ dưới 3 tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ:
Căn cứ Điều 8 Nghị định 120/2017/NĐ-CP của Chính Phủ thì , trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được bảo đảm định lượng ăn như người mẹ đang bị tạm giam, tạm giữ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP và được hoán đổi phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Ngoài ra, trẻ còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em.
Pháp luật cũng quy định trong các ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày tết Trung thu trẻ được hưởng chế độ ăn gấp hai lần ngày thường, Mỗi tháng được cấp sữa và đồ dùng sinh hoạt cần thiết trị giá tương đương 20 kg gạo tẻ loại trung bình trên một trẻ em.
Về chế độ khám chữa bệnh, khoản 2 Điều 8 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ được chăm sóc y tế, tiêm phòng theo quy định của Bộ Y tế.
Đối với trường hợp bị bệnh nặng vượt quá khả năng điều trị của bệnh xá, cơ sở giam giữ làm thủ tục chuyển đến cơ sở y tế của Nhà nước để điều trị, đồng thời người bị tạm giam là mẹ của trẻ đi cùng để chăm sóc.
Chi phí thực tế trong việc khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ do cơ sở giam giữ thanh toán.
1.4. Chế độ sinh hoạt tinh thần:
2. Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giam, tạm giữ:
Theo quy định tại Điều 29 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 đã quy định cụ thể nội dung như sau:
“Điều 29. Chế độ gửi, nhận thư, sách, báo và tài liệu của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
Người bị tạm giữ, người bị tạm giam chỉ được gửi hoặc nhận thư, sách, báo và tài liệu khi được cơ quan đang thụ lý vụ án cho phép. Thư, sách, báo và tài liệu phải để mở và chịu sự kiểm tra, kiểm duyệt của cơ sở giam giữ.”
Bên cạnh đó, tại Điều 10
3. Chế độ chăm sóc y tế của người bị tạm giam, tạm giữ:
Các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được hưởng chế độ khám bệnh, chữa bệnh, phòng, chống dịch bệnh. Đối với các trường hợp bị ốm đau, bệnh tật, thương tích thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ; nếu bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng của cơ sở giam giữ thì được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện, cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương khám, điều trị. Cơ sở giam giữ sẽ có trách nhiệm cần phải
Còn đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ sở giam giữ yêu cầu cơ quan đang thụ lý vụ án trưng cầu giám định pháp y tâm thần. Khi có quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở chữa bệnh nêu trong quyết định.