Quy định về phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam? Quy định về kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam?
Tạm giam, tạm giữ là những biện pháp phổ biến được áp dụng với các bị can, bị cáo. Hiện nay, những quyền và nghĩa vụ của những chủ thể là người bị tạm giữ và người bị tạm giam theo luật pháp Việt Nam về cơ bản đã bám sát với các quy định của pháp luật quốc tế. Pháp luật nước ta cũng đã ban hành những quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này nhất là
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về phối hợp trong giao, nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC quy định về quan hệ phối hợp giữa cơ sở giam giữ với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam do Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc phòng – Chánh án
– Các cơ quan đang thụ lý vụ án sẽ có trách nhiệm thực hiện việc bàn giao các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam, tài liệu, hồ sơ kèm theo, đồ vật, tư trang, tiền, tài sản khác và trao đổi thông tin cần thiết liên quan đến người bị tạm giữ, người bị tạm giam với cơ sở giam giữ để phân loại, bố trí giam giữ.
– Cơ sở giam giữ sẽ có trách nhiệm thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra người, tài liệu, hồ sơ để xác định đúng người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo lệnh, quyết định của người có thẩm quyền; việc giao, nhận phải lập biên bản.
– Trong quá trình tiếp nhận người bị tạm giữ, người bị tạm giam cơ sở giam giữ có trách nhiệm khám sức khỏe, kiểm tra thân thể người bị tạm giữ, người bị tạm giam, trẻ em dưới 36 tháng tuổi đi theo (nếu có). Đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện người bị tạm giữ, người bị tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển đối với hành vi của mình thì cơ sở giam giữ sẽ phối hợp với cơ quan, người bàn giao đưa người bị tạm giữ, người bị tạm giam đến cơ sở y tế cấp huyện trở lên để khám xác định mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, thương tích của họ. Biên bản giao, nhận phải ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.
– Khi thực hiện việc bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ, cơ quan đang thụ lý vụ án thấy việc cho các chủ thể là người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; văn bản nêu rõ lý do, thời hạn không cho gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong quá trình tiếp nhận, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì phải chuyển họ đến các cơ sở khám bệnh cấp huyện trở lên để xác định mức độ bệnh tật.
Bên cạnh đó, cơ sở giam giữ sẽ cần phải lập biên bản giao nhận, ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.
Còn đối với cơ quan đang thụ lý vụ án, trong trường hợp xét thấy việc cho các chủ thể là người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ án thì phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp nhân thân theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam:
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm sát hồ sơ khi tiếp nhận người vào để tạm giữ, tạm giam bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ sau:
+ Quyết định tạm giữ, Lệnh tạm giam, đối với người bị truy nã phải có thêm Quyết định truy nã.
+ Biên bản bắt hoặc báo cáo bắt giữ.
+ Biên bản giao nhận hồ sơ và giao nhận người bị tạm giữ, tạm giam, xác định tình trạng sức khoẻ của họ.
+ Biên bản giao nhận tư trang, tài sản của người bị bắt (nếu có).
+ Lệnh trích xuất, quyết định điều chuyển và toàn bộ hồ sơ liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam ở nơi tạm giữ, tạm giam trước đó chuyển đến.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm sát hồ sơ phát sinh trong quá trình tạm giữ, tạm giam bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ sau:
+ Quyết định gia hạn tạm giữ có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát; quyết định gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát; đề nghị gia hạn tạm giam của Cơ quan điều tra; lệnh tạm giam của Viện kiểm sát, lệnh tạm giam của Toà án.
+ Danh chỉ bản.
+ Thông báo hết hạn tạm giữ, tạm giam.
+ Hồ sơ kỷ luật người bị tạm giữ, tạm giam.
+ Đơn xin thăm gặp của thân nhân, của người bị tạm giữ, tạm giam có xác nhận của chính quyền địa phương, cơ quan, nơi cư trú hoặc làm việc và ý kiến đồng ý cho thăm gặp của cơ quan đang thụ lý vụ án.
+ Ngoài những nội dung nêu trên, theo quy định về công tác hồ sơ thì những tài liệu, hồ sơ có liên quan đến quá trình tạm giữ, tạm giam của người bị tạm giữ, tạm giam đều phải được lưu trong hồ sơ cá nhân của người bị tạm giữ, tạm giam.
– Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm sát hồ sơ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi nơi tạm giữ, tạm giam bao gồm các loại tài liệu, giấy tờ sau:
+ Quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giữ, tạm giam và trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp ngăn chặn khác.
+ Các tài liệu liên quan đến việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam ra khỏi nơi tạm giữ, tạm giam (không nằm trong các trường hợp trả tự do nêu trên) khi: Có lệnh trích xuất; có quyết định điều chuyển; Quyết định thi hành án; Quyết định đưa đi khám chữa bệnh.
– Ngoài ra, theo Điều 20 Quy chế tạm giữ, tạm giam thì việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ chỉ được thực hiện khi có Lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự.
Trong trường hợp cần cấp cứu, khám và chữa bệnh ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam tại cơ sở y tế ở ngoài Nhà tạm giữ, Trại tạm giam thì Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có quyền ra lệnh trích xuất, sau đó phải thông báo ngay cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết. Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam phải có sổ theo dõi hàng ngày việc đưa người bị tạm giữ, tạm giam khỏi nơi giam, giữ.
– Cũng theo quy định tại Điều 21 Quy chế tạm giữ, tạm giam thì việc trích xuất người bị tạm giam, tạm giữ để tiến hành các hoạt động ở bên ngoài khu vực trại tạm giam, nhà tạm giữ trong các trường hợp cụ thể như sau:
+ Đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp y tâm thần;
+ Chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác;
+ Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử;
+ Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác;
+ Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
– Ngoài những trường hợp trích xuất được nêu cụ thể bên trên, Trưởng Nhà tạm giữ, Giám thị Trại tạm giam có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giữ, tạm giam trong các trường hợp dưới đây:
+ Khi có quyết định của cơ quan quản lý trại giam đưa người bị kết án phạt tù đến trại giam.
+ Khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình.
+ Khi có quyết định của cơ quan thụ lý vụ án chuyển người bị tạm giữ, tạm giam đến nơi giam, giữ khác.
+ Để tiến hành các hoạt động đưa đi khám, chữa bệnh, giám định pháp y; giám định pháp ý tâm thần.
+ Để thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
+ Cho gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác.
+ Cho người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với các tổ chức nhân đạo theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp của Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc vì lý do đối ngoại đối với từng trường hợp cụ thể.
Như vậy, theo quy định cụ thể được nêu trên thì trong quá trình tạm giam, tạm giữ đối với các bị can, bị cáo thì các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ phải thực hiện việc kiểm sát hồ sơ tạm giữ, tạm giam trong từng giai đoạn cụ thể khi tiếp nhận người vào để tạm giữ, tạm giam;kiểm sát hồ sơ phát sinh trong quá trình tạm giữ, tạm giam hay kiểm sát hồ sơ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi nơi tạm giữ, tạm giam.