Quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra?
Cơ quan cảnh sát điều tra là một trong những cơ quan nòng cốt cũng như có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng như những đảm nhiệm những nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Vậy tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra”
Tổng đài Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra.
Tại Điều 18
(1) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra.
(2) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);
(3) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
(4) Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
(5) Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, theo đó cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh bao gồm những bộ phận sau:
(1) Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;
(2) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);
(3) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;
(4) Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;
(5) Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).
– Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm những bộ phận sau:
(1) Đội Điều tra tổng hợp;
(2) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);
(3) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;
(4) Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.
Theo đó, chủ thể có thẩm quyền quyết định thành lập từ một trong bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện theo quy định của pháp luật là Bộ trưởng Bộ Công an sẽ ra quyết định nếu thấy thực sự cần thiết và để phù hợp với tình hình thực tiễn và căn cứ vào tình hình tội phạm tại thời điểm hiện tại. Cùng với đó, Bộ trưởng bộ công an cũng có thẩm quyền ra quyết định giải thể hoặc sáp nhập hoặc thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện để phù hợp với tình hình thực tiễn.
– Ở mỗi bộ phận thì thì sẽ có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau , theo đó, pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an bao gồm những nhiệm vụ như sau:
+ Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có nhiệm vụ, chức năng trong việc tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Bên cạnh đó, cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an tiến hành phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết. Căn cứ vào các nguồn tin về tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố áp dụng các biện pháp luật định để xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm. Dấu hiệu của tội phạm là các đặc điểm thể hiện tinh chất xã hội của hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm, được sử dụng làm căn cứ phân biệt với các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đó là các dấu hiệu được quy định tại Điều 8, Điểu 9 của BLHS năm 2015 (Sửa đổi năm 2017). Trong đó, hành vi có dấu hiệu của tội phạm là hành vi hội đủ các đặc điểm sau Tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật hình sự, tinh có lỗi và tính phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật.
Việc phát hiện tố giác, báo tin về tội phạm đến Cơ quan có thẩm quyền là quyền và nghĩa vụ của mọi Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, các Cơ quan to chức có trách nhiệm tiếp nhận (Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự) có nghĩa vụ phải tiếp nhận đầy đủ không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khỏi tổ. Cơ quan tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tổ giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tổ gồm: cơ quan điều tra , Viện kiểm sát tiếp nhân tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhân tố giác, tin bảo về tội phạm.
Trên phương diện ngôn ngữ học Tiếp nhận” là một động từ được hiểu là Đón nhận cai từ người khác, nơi khác chuyển giao cho”. Như trên đã phân tích các thông in về tội phạm được phản ánh qua nhiều nguồn khác nhau. Không phải muốn là có thể có được các thông tin về tôi phạm. Muốn có được các thông tin này, các cơ quan có thẩm quyền phải tiếp nhận từ các nguồn phản ảnh thông tin đó. Trên phương diện pháp lý, theo quan điểm của chứng tôi. Tiếp nhận nguồn tin về tội phạm là hoạt động của cơ quan điều tra Viện kiếm sát. Cơ quan tổ chức khác đón nhận thông tin về sự việc hành vi có dấu hiệu của tội phạm hoặc nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước cung cấp chuyển giao theo trình tự thủ tục được pháp luật tố tụng hình sự quy định.
+ Bên cạnh đó Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có nhiệm vụ, chức năng tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra theo quy định của pháp luật cũng như tiến hành điều tra những vụ án hình sự có tính chất đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán
+ Cảnh sát Điều tra Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện, đồng thời Cảnh sát Điều tra Bộ Công an trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
+ Đồng thời, cơ quan điều tra bộ công an khi có những ý kiến, những vấn đề khác thì có thể kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Cơ quan cảnh sát điều tra còn có trách nhiệm cũng như có thẩm quyền trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
+ Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mìn.
– Pháp luật quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, theo đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Thứ nhất, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tiến hành tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật, đồng thời cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh cũng có trách nhiệm trong việc phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
+ Thứ hai, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh có trách nhiệm trong việc tiến hành điều tra cụ án hình sự về các tội phạm quy định của pháp luật khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
+ Thứ ba, cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo quy định của pháp luật.