Quy định về quân nhân chuyên nghiệp? Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị?
Tuy không còn trong thời chiến nhưng Nhà nước ta luôn chú trọng đến vấn đề hoạt động và huấn luyện của lực lượng quân dội vũ trang, lực lượng an ninh quốc phòng. Nhà nước ta quy định ngoài việc huấn luyện đội ngũ quân nhân tại ngũ thì còn quy định về việc huấn luyện quân nhân dự bị. Nhận thấy việc cần thiết một đất nước đang sống trong thời bình thì việc huấn luyện tất các đội ngũ quân nhân quân đợi là điều không cần thiết và sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn ngân sách của Nhà nước. Đồng thời thì việc huấn luyện theo ngạch dự bị sẽ giúp cho Nhà nước Việt Nam huấn luyện được đội ngũ này nhiều hơn và đông đảo hơn trong nhân dân, họ có thể có đầy đủ các kinh nghiệm để tham gia vào các cuộc chiến tranh khi đất nước cần đến.
Trong hoạt động quy định của pháp
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015
1. Quy định về quân nhân chuyên nghiệp
Trước khi đi vào tìm hiểu về nội dung quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị thì trong nội dung phần này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc nội dung về khái niệm quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Theo như quy định của pháp luật hiện hành có định nghĩa về khái niệm quân nhân chuyên nghiệp là: “Quân nhân chuyên nghiệp là quân nhân có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kị thuật phục vụ lâu dài trong quân đội. Hạ sĩ quan và binh sĩ hết hạn phục vụ tại ngũ hoặc đang ở ngạch dự bị, có trình độ chuyên môn, kĩ thuật nếu tự nguyện thì có thể được nhận làm quân nhân chuyên nghiệp”.
Do đó, cũng theo như quy định này thì quân nhân chuyên nghiệp nói chung có thể phục vụ tại ngũ từng thời hạn hoặc dài hạn cho đến 50 tuổi và quân nhân chuyên nghiệp ngạch dự bị cũng được pháp luật quy định về thời hạn của quân nhân ngạch dự bị. Đối với những quân nhân chuyên nghiệp xuất ngũ được chuyển sang phục vụ ở ngạch dự bị, theo các quy định đối với hạ sĩ quan và binh sĩ dự bị. Người có đủ tiêu chuẩn thì được phong quân hàm sĩ quan và đăng kí vào ngạch dự bị của sĩ quan.
Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định: “Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp”.
Ngoài ra thì quân nhân chuyên nghiệp còn được khẳng định là lực lượng nòng cốt của đội ngũ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu và các nhiệm vụ khác của quân đội. Căn cứ dựa theo quy định của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 thì quân nhân chuyên nghiệp là “Quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp”. Trong đó quân nhân chuyên nghiệp bao gồm 2 ngạch là:
Một là, Quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ là là quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Hai là, Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật này
Theo quy định của pháp luật thì Nguyên tắc quản lý, sử dụng quân nhân được nêu cụ thể:
Thứ nhất, Quân nhân chuyên nghiệp theo như quy định này thì được bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời thì quân nhân chuyên nghiệp chịu sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thứ hai, Quân nhân chuyên nghiệp chịu sự quản lý, sử dụng đúng biên chế, tiêu chuẩn, vị trí và chức danh xác định.
Thứ ba, Quân nhân chuyên nghiệp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trách nhiệm người đứng đầu và phân công, phân cấp trong quản lý.
Thứ tư, Quân nhân chuyên nghiệp được đánh giá phải căn cứ phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
2. Quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị
Để có thể tìm hiểu về nội dung liên quan đến quân nhân chuyên nghiệp phục vụ trong ngạch dự bị thì chúng ta cần phải hiểu rõ về ngạch dự bị được quy định ở đây có khái niệm như thế nào? Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tại mục 2 này tác giả sẽ gửi đến quý bạn đọc về khái niệm của ngạch dự bị là; “Ngạch dự bị là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế lực lượng thường trực của quân đội, để phân biệt với phục vụ tại ngũ. Công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị và là nguồn để xây dựng lực lượng dự bị động viên”.
Quân nhân dự bị được xác định dưới góc độ pháp lý là đối tượng then chốt thuộc lực lượng dự bị động viên, được giải thích bao gồm sĩ quan dự bị, quân nhân chuyên nghiệp dự bị và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được đăng ký theo quy định của
Một là, Ngạch sĩ quan dự bị là ngạch gồm những sĩ quan thuộc lực lượng dự bị động viên được đăng ký, quản lý, huấn luyện để sẵn sàng huy động vào phục vụ tại ngũ
Hai là, Quân nhân chuyên nghiệp dự bị là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015.
Ba là, Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị là công dân đã đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, theo như quy định của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 có quy định về những đối tượng được thực hiện việc đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị và được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật này như sau
“Điều 24. Đối tượng đăng ký quân nhân chuyên nghiệp dự bị
1. Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ còn trong độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị quy định tại Điều 23 của Luật này.
2. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội.
3. Công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa phục vụ tại ngũ, tốt nghiệp đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu của quân đội”.
Từ quy định vừa nêu và các quy định khác mà pháp luật đã quy định thì có thể thấy rằng việc pháp luật hiện hành đưa ra quy định về phân loại tiêu chuẩn sức khỏe là cơ sở để cơ sở y tế tiến hành kiểm tra, đánh giá sàng lọc sức khỏe của quân nhân dự bị, xem có đáp ứng đủ tiêu chuẩn để phục vụ trong quân đội hay không. Đây cũng là cơ sở để cơ quan quản lý có thể phân bổ nhiệm vụ cho các chiến sĩ khi tham gia nhập ngũ phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.
Đồng thời thì đối với những quân nhân chuyên nghiệp ngạch dự bị thì cũng được pháp luật hiện hành quy định về việc tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị. Việc quy định này giúp cho các quân nhân dự bị nắm bắt được tất cả các hoạt động diễn tập, huấn luyện trong quân đội giống như quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ những với thời gian ngắn hơn là 12 tháng theo như quy định tại Điều 25 của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng. Đồng thời thì theo như quy định tại Khoản 2 Điều này thì việc gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hàng năm với số lượng là bao nhiêu thì do Thủ tướng Chính phủ quyết định phù hợp với như cầu và hoạt động trong quân đội của những quân nhân đó.
Ở một khía cạnh khác thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định phân bổ chỉ tiêu gọi quân nhân chuyên nghiệp dự bị cho các đơn vị quân đội tham gia vào các hoạt động huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và cũng quy định về số lần và thời gian huấn luyện của mỗi lần được xác định là không quá bảy ngày theo như quy định tại Khoản 3 Điều 25 này
Bên cạnh việc quy định về vấn đề hoạt động huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu thì pháp luật này cũng đã quy định về thời hạn phục vụ cho quân nhân chuyên nghiệp ngành dự bị . Trong đó thì hạn tuổi phục vụ cho quân nhân chuyên nghiệp ngành dự bị được thực hiện theo quy định tại Điều 23 mục 4 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015. Đối với các cấp sẽ được quy định về độ tưởi khác nhau, như cấp úy quân nhân chuyên nghiệp là 54 tuổi. Đối với cấp Thiếu tá, Trung tá quân nhân chuyên nghiệp là 56 tuổi. Và cao nhất là 58 tuổi đối với quân nhân chuyên nghiệp là thượng tá. Như vậy, đối tượng là quân nhân chuyên nghiệp ngành dự bị thì thời phục vụ tại ngũ cao hơn so với đối tương là quan nhân phục vụ tại ngũ khoảng 2 tuổi.