Trong cuộc sống hàng ngày của con người thì việc bảo vệ môi trường để có một cuộc sống tốt hơn khi môi trường được trong sạch thì sức khỏe của con người cũng ngày một tốt lên. Cùng tìm hiểu thêm về quỹ bảo vệ môi trường là gì? Các loại quỹ bảo vệ môi trường?
Mục lục bài viết
1. Quỹ bảo vệ môi trường là gì?
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì quỹ bảo vệ môi trường được xác định là tổ chức tài chính được thành lập ở trung ương, ngành, lĩnh vực, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đưa ra các quy định về vấn đề xây dựng quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam. Theo đó, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam được xác định là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, đồng thời là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và
Ngoài khái niệm về quỹ bảo vệ môi trương nói chung thì pháp luật bảo vệ môi trường cũng đưa ra các quy định về định nghĩa khái niệm của quỹ Bảo vệ môi trường địa phương do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương thành lập và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) do Thủ tướng Chính phủ thành lập (sau đây gọi tắt là Quỹ Bảo vệ môi trường). Các tổ chức, cá nhân thực hiện việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại các Quỹ Bảo vệ môi trường.
Quỹ Bảo vệ môi trường có chức năng huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để tạo nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn vốn và tự bù đắp một phần chi phí quản lý.
2. Nguyên tắc hoạt động quỹ bảo vệ môi trường như sau:
– Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải bảo toàn vốn điều lệ và tự bù đắp chi phí quản lý, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về ngân sách nhà nước.
– Quỹ chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán về các hoạt động tài chính của Quỹ của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước.
– Quỹ hoạt động công khai, minh bạch và bình đẳng.
Quyền hạn của Quỹ bảo về môi trường được quy định theo như quy định của pháp luật hiện hành đó là việc mà các tổ chức cơ quan điều hành và các đơn vị nghiệp vụ hoạt động phù hợp với Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ và mục tiêu, nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó thì quỹ bảo vệ môi trường được thành lập và có quyền kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức sử dụng nguồn vốn của Quỹ trong việc triển khai các hoạt động, nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Đồng thời, Quỹ bảo vệ môi trường này cũng có quyền rút vốn vay và đình chỉ tài trợ hoặc hỗ trợ lãi suất vay đối với các chủ đầu tư vi phạm cam kết với Quỹ hoặc vi phạm các quy định của Nhà nước; khởi kiện các chủ đầu tư vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó thì theo như quy định của pháp luật hiện hành thì quỹ bảo vệ môi trường có thể thực hiện việc gửi số vốn nhàn dỗi của quỹ mình đến các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho Quỹ nhưng phải đảm bảo an toàn. Không những thế mà còn có quyền thực hiện và tiếp nhận các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tăng cường năng lực cho Quỹ.
Tiếp theo đó thì quỹ bảo vệ môi trường còn được pháp luật hiện hành quy định về việc có quyền từ chối yêu cầu của tổ chức hoặc cá nhân về việc cung cấp các thông tin của Quỹ nhằm thực hiện các hoạt động sai trái với những thông tin của quỹ và được xem là yêu cầu cung cấp các thông tin của Quỹ trái với quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ. Trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để kêu gọi, thu hút và tiếp nhận tài trợ hoặc huy động vốn bổ sung cho Quỹ theo quy định của pháp luật. Cử cán bộ, viên chức và người lao động của Quỹ ra nước ngoài công tác, học tập, tham quan, khảo sát theo quy định của pháp luật.
Từ những nội dung vừa được nêu ra ở trên thì có thấy rằng pháp luật rất coi trong các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ môi trường. Chính vì vậy mà đã đưa ra và thành lập các loại quỹ để bảo vệ môi trường một cách tối ưu nhất. Việc này nhằm mục đích khắc phục các tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn người trong quá trình hoạt động và sinh sống không cố ý những vẫn gây ra các hậu quả ô nhiễm môi trường.
3. Các loại quỹ bảo vệ môi trường:
Trên cơ sở quy định của quỹ bảo vệ môi trường thì một điều không thể phủ nhận của quỹ là đem lại rất nhiều các lợi ích và hiệu quả vô cũng to lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Dựa trên các phương thức hỗ trợ tài chính của một số Quỹ bảo vệ môi trường tại các quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam cho thấy, các hoạt động sau đây được các Quỹ bảo vệ môi trường triển khai thực hiện nhiều nhát đó là:
– Thứ nhất, Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện về việc tài trợ không hoàn lại. Hoạt động của các khoản tài trợ không hoàn lại được biết đến là một trong những nguồn hỗ trợ tài chính hấp dẫn nhất cho hoạt động bảo vệ môi trường. Một trong các khoản đầu tư trực tiếp được chuyển từ quỹ tới người thụ hưởng mà không nhân lại dưới bất kỳ hình thức nào đó chình là khoản tài trợ không hoàn lại.
Theo như cái tiên của khoản hỗ trợ này thì có thể hiểu một cách đơn giản là việc người nhận tài trợ của khoản tài trợ không hoàn lại này sẽ không phải hoàn trả lại khi sử dụng không đúng mục đích dự kiến/trong hợp đồng hoặc không đạt được mục đích ban đầu đề ra trong quá trình được xét duyệt hỗ trợ không hoàn lại này. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì phần tài trợ không hoàn lại thường dễ dàng hơn trong việc quản lý và các tổ chức sẽ chịu ít rủi ro tài chính hơn. Những đổi lại đó là việc quỹ không hoàn lại này cần phải thực hiện việc giám sát dự án được nhận tài trợ và cũng như đánh giá kết quả đạt được.
– Thứ hai, Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện về việc cho vay ưu đãi. Do đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì nhiều Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện cho vay ưu đãi với các điều khoản và chính sách hấp dẫn hơn các nguồn vốn cho vay khác trên thị trường.
Cũng giống như các khoản tài trợ không hoàn lại tì các khoản vay ưu đãi cũng được quy định với việc có thể được ưu đãi theo các hình thức như: giảm lãi suất trong quá trình thực hiện việc cho vay, không những thế mà theo nội dung của khoản hỗ trợ này thì cũng quy định về việc cho phép các quốc gia được Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện về việc cho vay ưu đãi có thời gian ân hạn và thời hạn trả nợ dài hơn. Ngoài việc, giảm lãi suất trong quá trình thực hiện việc cho vay thì một số quỹ môi trường thậm chí cho vay với lãi suất 0%.
– Thứ ba, Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc hỗ trợ lãi suất khi thực hiện việc cho vay. Do đó, trong quy định của loại quỹ này được xác định là một trường hợp đặc biệt của tài trợ không hoàn lại. Cũng giống như các khoản vay ưu đãi thì việc quỹ bảo vệ môi trường hỗ trợ lãi suất được sử dụng để giảm tỷ lệ lãi suất trên một khoản vay. Trong một số trường hợp, hỗ trợ lãi suất được giới hạn ở một mức lãi suất hoặc theo quy định về mức giảm tỷ lệ phần trăm là thấp hơn 2% hoặc 5% so với mức lãi suất thương mại.
– Thứ tư, Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc bảo lãnh vay vốn đối với các quốc gia. Bảo lãnh vay vốn là một cơ chế mà theo đó có một bên thứ ba nhận trách nhiệm trả nợ thay nếu bên vay bị vỡ nợ. Trong đó, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì bảo lãnh vay vốn có thể được thực hiện bởi bất kỳ thực thể pháp lý nào có nguồn lực tài chính được bên cho vay chấp nhận. Đồng thời thì phụ thuộc vào mức độ rủi ro có liên quan đến nguồn vốn vay, người bảo lãnh có thể chịu trách nhiệm một phần hoặc toàn bộ số tiền vay.
– Thứ năm, Quỹ bảo vệ môi trường thực hiện việc đầu tư vốn cổ phần: Đối với các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần có thể được xem như một nguồn vốn được sử dụng cho nhiều mục đích: mở rộng hoạt động, hiện đại hóa công nghệ, vay nợ ngắn hạn. Việc quỹ bảo vệ môi trường quy định về cơ chế đầu tư vốn cỏ phần đã được xác nhận là quỹ tối ưu nhất cho các doanh nghiệp có kế hoạch phát triển thiết bị kiểm soát môi trường hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn. Một vấn đề quan trọng có liên quan đến công cụ này là lựa chọn thời điểm để bán cổ phiếu. Để lựa chọn đúng đắn thì đòi hỏi phải có kiến thức về đầu tư cổ phần, tuy nhiên công cụ này vẫn chưa được áp dụng ở hầu hết các Quỹ Bảo vệ môi trường
Như vậy, có thể thấy rằng việc thành lập các loại quỹ bảo vệ môi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc tác động đến các hoạt động của mỗi quốc gia trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường xung quan. Bằng việc cho vay vốn không hoàn lại, vay vốn ưu đãi, bảo lãnh vay vốn, hộ trợ lãi suất khi vay, đầu tư vốn cổ phần,…. đã giúp cho các quốc gia có thẩm những nguồn vốn để phục vụ cho vấn đề bảo vệ mội trường một cách tốt nhất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: