Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh?
Do tình hình tội phạm ngày càng diễn biến nghiêm trong và phức tạp và ngày càng nhiều thì cần phải có sự tham gia vào việc điều tra phòng chống những loại tội phạm này của các cơ quan điều tra thuộc công an huyện. Việc quy định cơ quan điều tra ở cấp tỉnh của hệ thống cơ quan điều tra của Bộ công an nhằm mục đích nắm rõ tình hình hoạt động của các đối tượng có hành vi phạm tội trên địa bàn để dễ quản lý và điều tra hơn. Vậy pháp luật đã quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh có nội dung như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi đến quý bạn đọc những nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan điều tra cụ thể: Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Cơ sở pháp lý:
1. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là gì?
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh cũng giống như Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an là một đơn vị điều tra thuộc Bộ Công an Việt Nam. Cơ quan này có nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự nghiêm trọng, phức tạp, liên quan đến nhiều địa phương. Có thể nói, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là một trong 3 cơ quan điều tra hình sự trong quy định của pháp luật hiện hành. Hoạt động của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh có vai trò quan trọng, gắn bó mật thiết với tình hình tội phạm với phạm vi nhỏ, dễ dàng tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm và nhanh chóng đưa ra phương hướng giải quyết.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh gần như giống với các cơ quan điều tra hình sự khác, cũng như mang nhiệm vụ, quyền hạn chung của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Nếu có sự khác nhau trong nhiệm vụ, quyền hạn chỉ là do địa vị pháp lý mà cơ quan này đang có. Theo quy định tại Điều 20 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh có 6 nhiệm vụ, quyền hạn cơ bản:
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra được quy định tại Điều 8, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, đồng thời, có các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 20 Luật này, cụ thể:
Thứ nhất, Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
Trực ban hình sự được quy định trong Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên diễn ra ở các cơ quan điều tra, do lãnh đạo cơ quan trực tiếp phân công thực hiện nhiệm vụ. Việc trực ban của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là cơ sở đầu tiên để cơ quan an ninh điều tra nhanh chóng tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, thực hiện những bước ban đầu trong công tác tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm..
Kiến nghị khởi tố là một trọng những quyền của Điều tra viên, bởi họ là người nắm được thông tin về tội phạm và có ý thức về việc đánh giá khả năng tội phạm, tuy nhiên, chỉ kiến nghị khởi tố khi vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình (tức của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh). Đồng thời, trách nhiệm chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết là yêu cầu trong công tác tố tụng hình sự, đảm bảo đúng thẩm quyền thì mọi hoạt động sau đó phát sinh mới có giá trị pháp lý.
Thứ hai, Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 của Luật này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của
Điều tra vụ án hình sự do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là hoạt động tố tụng hình sự, thông qua những biện pháp, điều kiện điều tra được quy định nhằm thu thập thông tin, chứng cứ, tài liệu nhằm làm rõ về tội phạm và người phạm tội, đảm bảo vụ án được giải quyết khách quan theo nguyên tắc pháp chế, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh bao gồm: tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân và các tội phạm quy định tại các Điều 207, 208, 282, 283, 284, 299, 300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. (Khoản 2, Điều 24, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự), tuy nhiên, các tội này phải là những tội phạm nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quan khi và tương đương.
Có thể thấy, nhiệm vụ, quyền hạn về việc điều tra vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh tập trung vào các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, tính đặc biệt nghiêm trọng được xác định phụ thuộc vào hành vi và hậu quả thực tế xảy ra, đồng thời có thể dựa trên cách thức phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự.
Thứ ba, Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.
Với tư cách là Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh có quyền hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với Cơ quan cảnh sát điều tra thuộc quân khu hoặc tương đương là điều dễ hiểu. Hoạt động điều tra là tổng hợp tất cả các nghiệp vụ chuyên môn để đạt được hiệu quả trong công tác phát hiện và kết luận về tội phạm, mặc dù pháp luật quy định là hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, tuy nhiên thực tế đó chỉ có thể là sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp trong hoạt động điều tra.
Thứ tư, Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
Đây là quyền hạn khá đặc biệt, xuất phát từ yêu cầu phối hợp giữa Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh với các cơ quan, tổ chức trong việc khắc phụ nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm, nhằm loại bỏ tình hình gia tăng tội phạm trong thời gian tới khi các nguyên nhân, điều kiện vẫn tồn tại, tác động tới nhận thức của cá nhân, tổ chức trong xã hội.
Thứ năm, Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.
Tổ chức sơ kết là hoạt động tổ chức xem xét lại công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố,.. trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm rút kinh nghiệm cho giai đoạn hoạt động tiếp theo. Tổ chức tổng kết của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh là việc đánh giá lại toàn bộ kết quả đạt được, những thành tựu, hạn chế và phương hướng khắc phục, đề ra giải pháp hoàn thiện công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh
Việc tổ chức sơ kết, tổng kết là nhiệm vụ quan trọng, thể hiện sự quan tâm, sát sao của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh trong hoạt động nghề nghiệp của mình, đồng thời cũng là tư liệu tham khảo cho hoạt động của các cơ quan điều tra khác, cũng là sự nhìn nhận và phát huy những ưu điểm trong tương lai nhằm hoàn thiện hơn công tác điều tra.
Thứ sau, Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Khiếu nại trong tố tụng hình sự là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị xem xét lại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (Khoản 1, Điều 469 Bộ luật tố tụng hình sự)
Tố cáo trong tố tụng hình sự là việc cá nhân báo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. (Điều 478 Bộ luật tố tụng hình sự).
Điều đó có nghĩa là, nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh chỉ phát sinh khi có thẩm quyền, chẳng hạn đối với khiếu nại thì đó phải là những quyết định, hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức do cơ quan an ninh điều tra ban hành, người có thẩm quyền trong cơ quan an ninh điều tra ban hành hoặc thực hiện.