Quyền, nghĩa vụ đại diện giữa anh, chị, em? Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu? Quyền, nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, đi ruột và cháu ruột? Quyền, nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng? Quyền, nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ?
Các thành viên trong gia đình có các nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Quyền, nghĩa vụ đại diện giữa anh, chị, em
Cũng như các mối quan hệ khác trong gia đình, anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ đại diện cho nhau theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Dân sự năm 2015, trường hợp em là người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu thì người giám hộ đương nhiên là anh ruột, chị ruột của người đó. Cụ thể là, nếu không có thỏa thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị, tiếp theo làm người giám hộ.
Với tư cách là người giám hộ cho em chưa thành niên, anh, chị phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục em, đại diện cho em trong các giao dịch dân sự mà em chưa thể tự mình tham gia, quản lí tài sản và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của em theo quy định của pháp luật.
Trường hợp anh, chị, em đã thành niên là người mất năng lực hành vi dân sự thì theo quy định của pháp luật về giám hộ anh, chị, em không được xác định là người giám hộ đương nhiên của nhau. Như vậy, trong trường hợp này anh, chị, em có thể trở thành người giám hộ của anh, chị, em mình trong hai trường hợp sau:
+ Anh, chị, em là người mất năng lực hành vi dân sự nhưng trước đó là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đã lựa chọn anh, chị, em làm người giám hộ;
+ Anh, chỉ, em được chỉ định là người giám hộ theo quy định của pháp luật về giám hộ cử.
Với tư cách là người giám hộ, anh, chị, em phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, quản lí tài sản, bảo vệ quyền, lợi ích pháp của người được giám hộ, đại diện cho người đó trong các giao dịch dân sự, thực hiện việc khám chữa bệnh cho người đó theo quy định của pháp luật. Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ vào việc chăm sóc, chỉ dùng cho các nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ, có quyền quản lí, định đoạt tài sản của người được giám hộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi anh, chị, em được xác định là người giám hộ của anh, chị, em mình thì người giám hộ sẽ trở thành người đại diện của người đó, thực hiện việc xác lập các giao dịch dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về giám hộ.
– Quyền và nghĩa vụ về tải sản
+ Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: anh,
chị, em có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trưởng hợp không còn cha mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành anh, chị, em, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau và được xác định chỉ đứng ở vị trí sau cha mẹ. Sự bổ sung trong vai trò là người nuôi dưỡng anh, chị, em khi cha mẹ không còn phù hợp với phong tục, tập quán của người Việt Nam. Người xưa nói “quyền huynh, thế phụ”, do vậy, khi cha mẹ không còn, anh, chị, em cần có người nuôi dưỡng thì anh, chị, em được xác định là người kế tiếp, “thay” cha mẹ gánh vác trọng trách nuôi dưỡng anh, chị, em.
+ Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em
Theo quy định tại Điều 112 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi minh; em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Như vậy, anh, chị, em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau theo quy định của pháp luật. Xuất phát từ tính chất của quan hệ cấp dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện sau:
+ Anh, chị, em không cùng chung sống với nhau;
+ Người được cấp dưỡng là em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi minh hoặc anh, chị, em đã thành niên không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; + Anh, chị, em không còn cha mẹ hoặc tuy còn cha mẹ nhưng
cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con;
+ Anh, chị, em là người cấp dưỡng phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
– Quyền thừa kế tài sản giữa anh, chị, em
Anh, chị, em có quyền hưởng thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.’ Theo quy định của pháp luật hiện hành, anh, chị, em có quyền hướng di sản thừa kế của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp anh, chị, em khi chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì di sản thừa kế của người chết được chia theo pháp luật. Thừa kế theo pháp luật, anh, chị, em thuộc hàng thừa kế thứ hai của người chết (người thừa kế là anh, chị, em của người chết). Như vậy, nếu người chết không có vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi hoặc tuy có nhưng những người này đã chết trước đó, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền thừa kế hay từ chối nhận di sản thì anh, chị, em được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của người chết.
2. Quyền, nghĩa vụ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu
* Quyền và nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc
Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.
Như vậy, nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc giữa ông bả và cháu là nghĩa vụ thể hiện mỗi liên hệ tinh cảm hai chiều. Đây cũng là nghĩa vụ thể hiện nét đẹp đạo đức của người Việt Nam trong quan hệ gia đình.
Quyền và nghĩa vụ về tải sản
– Nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà và cháu
Theo quy định tại Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu và ngược lại, cháu cũng có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Cụ thể là:
+ Trường hợp cháu chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nhưng không có anh, chị, em hoặc anh, chị, em không thực hiện được nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu.
+ Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng minh thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại.
Như vậy, nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu được các chủ thể trong quan hệ này tôn trọng thực hiện sẽ giúp cho người chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, người già yếu luôn có chỗ dựa vững chắc trong gia đình, được sống trong vòng tay che chở, đùm bọc yêu thương của các thành viên trong gia đình.
– Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu Theo quy định của pháp luật hiện hành, ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu và ngược lại, cháu cũng có nghĩa cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại.
+ Ông bà nội, ông bà ngoại cấp dưỡng cho cháu
Điều 113 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu cả nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không cả tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 112 của Luật này”.
3. Quyền, nghĩa vụ giữa cô, cậu, chú, bác, đi ruột và cháu ruột
Cô, cậu, chủ, bác, dì ruột của một người được xác định là em gái, em trai, chị gái, anh trai ruột của cha hoặc mẹ người đó. Vì vậy, thành viên gia đình với tư cách là cô, cậu, chú, bác, dì ruột với cháu ruột thì mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương ứng.
– Nghĩa vụ, quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng giữa cô, cậu, chủ, đi, bác ruột với các cháu
Cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp người cần được nuôi dưỡng không còn cha, mẹ, con; không có anh, chị, em hay ông bà nội, ông bà ngoại hoặc những người này không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng
Như vậy, xét dưới góc độ phong tục, tập quán, sự bổ sung nghĩa và quyền đối với mối quan hệ giữa cô, dì, chủ, cậu, bác ruột với các cháu là cần thiết và phù hợp với thực tế gia đình Việt Nam.
4. Quyền, nghĩa vụ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng
Quan hệ giữa cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng là một quan hệ đặc biệt. Mặc dù cũng là quan hệ “cha mẹ và con” nhưng quan hệ này không phát sinh dựa trên sự kiện pháp lí làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con. Thực chất, sự liên kết dựa trên cơ sở hôn nhân của cha dượng với mẹ đứa trẻ hoặc mẹ kế với bố của đứa trẻ đã đặt đứa trẻ vào mối liên kết của một gia đình mới. Các nhà xã hội học gọi đó là “gia đình ghép”. Vì vậy, dưới góc độ pháp lí, cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng cũng được xác định là thành viên gia đình. Trong đời sống thực tế, khi tạo dựng “gia đình ghép”, cha, mẹ của đứa trẻ luôn mong muốn đứa trẻ có một gia đình thực sự và được hưởng sự chăm sóc yêu thương của người kia. Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp cha dượng, mẹ kế thực sự yêu thương đứa trẻ cũng có những trường hợp bỏ mặc không chăm sóc con riêng của chồng, của vợ, xâm hại đến quyền được sống, quyền được phát triển của trẻ. Ngược lại, có trường hợp cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng con riêng của vợ hoặc chồng nhưng khi già yếu thì bị bỏ mặc. Điều này đã tạo ra những hiệu ứng không tốt, ảnh hưởng xấu đến quan hệ cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng. ảnh hưởng đến sự phát triển của gia đình Việt Nam. Vì vậy, việc quy định quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế với con riêng của vợ hoặc chồng trong chừng mực nhất định là cần thiết. Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“I. Cha dương, mẹ kể cả quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các Điều 69, 71 và 72 của Luật này.
2. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dương, mẹ kể cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật này”.
5. Quyền, nghĩa vụ giữa con dâu, con rể và cha mẹ chồng, cha mẹ
Trước đây, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không quy định quyền, nghĩa vụ của con dấu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng. Tuy nhiên, thực tế đời sống hôn nhân và gia đình cho thấy, con dâu, con rể chung sống cùng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ khá phổ biển, nhất là khi cha mẹ chồng, cha mẹ vợ giả yếu. VIệc pháp luật không quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ giữa các chủ thể này cũng tạo ra những bất cập, ảnh hưởng nhất định đến đời sống hôn nhân và gia đình. Nhiều trường hợp cha mẹ chồng, cha mẹ vợ già yếu, sống chung với con dâu, con rể bị bỏ mặc, không được chăm sóc gây bức xúc trong dư luận. Tuy nhiên, giữa họ không tồn tại nghĩa vụ pháp lí cho nên không thể buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ. Vì thế, việc quy định quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng là cần thiết.