Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận? Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định.
Khi tiến hành ly hôn, nếu có tài sản chung cần giải quyết thì phần tài sản của hai vợ chồng sẽ được giải quyết dựa trên các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn của
Luật sư
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận.
Khi tiến hành kết hôn, ly hôn, kể cả đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn thì vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ phân chia tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận.
Nếu như vợ chồng muốn thỏa thuận về tài sản chung và tài sản riêng, thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Dựa trên các thỏa thuận về tài sản của hai vợ chồng mà khi ly hôn nếu một trong các bên có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì Tòa án sẽ xem xét trước tiên về thỏa thuận nếu có
2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp tài sản vợ chồng khi ly hôn trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồng theo luật định.
* Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng
Nguyên tắc đầu tiên trong việc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn chính là sự thỏa thuận Tài sản của vợ chồng được chia như thế nào trước hết phụ thuộc vào chính ý chí của họ. Hai bên thỏa thuận với nhau về các tài sản sẽ được phân chia như thế nào, Tòa án sẽ tôn trọng ý chí thỏa thuận từ hai bên. Tất nhiên cần phải hiểu rằng sự thỏa thuận này phải phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn,
– Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 1, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của
* Nguyên tắc đảm bảo sự bình đẳng về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng.
Tuy nhiên, để đảm bảo việc phân chia tài sản của vợ chồng được thực hiện công bằng, phù hợp với thực tế, Khoản 2 Điều 59
– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ chồng là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình” Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
– Bảo vệ lợi ích chính đảng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động
nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề, cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.
Ví dụ Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao của hàng tạp hóa cho người vợ. giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần gia trị là 100 triệu đồng
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn Lỗi ở đây có thể là không chăm lo làm ăn, cổ tình tẩu tán tài sản, cờ bạc, rượu chè, có hành vi ngoại tình, thỉnh thoảng gây mâu thuẫn, bạo lực gia đình Tuy nhiên, để chứng minh được lỗi của bên đối phương thi chủ thể bên kia phải cung cấp được bằng chứng cho Tòa về những lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ đó. Ví dụ đối với các hành vi bạo lực có nhân chúng hay không hoặc có được ghi nhận trong biên bản ghi nhận lại sự việc có đại diện tổ dân phố chứng kiến không. Hoặc khi bị bạo lực gây tổn hại sức khỏe có đi khám và giám định sức khỏe thi bản kết luận giám định là bằng chứng chứng minh lỗi. Những hành vi vi phạm sẽ là một trong những căn cứ được Tòa án xem xét khi phân chia tài sản Căn cứ vào mức độ lỗi vi phạm quyền, nghĩa vụ Tòa án xem xét chia tài sản theo hướng người nào có lỗi, lỗi nhiều hơn thì sẽ nhận được tài sản ít hơn
Tóm lại, các yếu tố được nêu trên mang tinh định tinh chứ không mang tính định lượng, do vậy nó không những đòi hỏi Thẩm phân phải nắm vững các quy định của pháp luật mà còn phải thu thập, kiểm tra kĩ mọi vấn đề liên quan tới tài sản hoàn cảnh các bên, công sức đóng góp…. Cũng như phải có sự hiểu biết đúng đắn, chính xác và đầy đủ về các tiêu chỉ này nhằm phân chia tài sản được chính xác, tránh những sai sót, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên
* Nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng được chi bằng hiện vật hoặc chia theo giá trị được hưởng.
* Nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng, Khoản 4 Điều 59
– Tài sản riêng của vợ, chồng có từ trước khi kết hôn hoặc được thừa kế nêng, tặng cho riêng nhưng trong quá trình sử dụng đã tự nguyện nhập vào khối tài sản chung nhưng chưa làm thủ tục theo quy định của pháp luật
– Tài sản riêng của một bên vợ, chồng nhưng đã được tu sửa, cải tạo bằng tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.
– Vợ chồng sống chung cùng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nay ly hôn, họ yêu cầu tính đến công sức đóng góp của vợ, chồng trong khối tài sản chung của gia đình. Tài sản có được thông qua giao dịch dân sự trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng, bằng tài sản chung của vợ chồng nhưng chỉ ghi tên của một bên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng
*Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ 2014 được quy định tại khoản 4 Điều 2: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ hỗ trợ trẻ em người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ thực hiện kế hoạch hóa gia đình”, xuất phát từ chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước, Luật HN&GĐ cũng thực hiện nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em, theo đó. “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thả ủi niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự không có khả năng lao động và không có tài sản đề tự nuôi mình”
Nguyên tắc này được quy định nhằm ngăn chặn tàn dư của chế độ phong kiến, coi rẻ người phụ nữ và con cái. Hơn nữa, trên thực tế, người con đã thanh niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình thì xã hội và gia đình cần có sự quan tâm, giúp đỡ hơn cả Bảo vệ quyền, lợi ích của người vợ là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa khi đó là quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng chứ không phải mọi đòi hỏi của người vợ khi ly hôn đều phải được đáp ứng.