Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh? Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh?
Như đã nói ở những bài trước về vấn đề canh tranh được quy định trong pháp
Vậy pháp luật này đã quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc liên quan đến nội dung này như sau:
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì có một khác niệm luôn luôn gắn liền với sự phát triển này đó chính là việc mà các doanh nghiệp thực hiện cạnh tranh để phát triển hoạt động kinh doanh của công ty mình. Khái niệm cạnh tranh đã được ghi nhận từ năm 1992 trong Từ điển Kinh doanh của Anh và có nội dung “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Bên cạnh đó thì cũng có một từ điển khác cũng có quy định và nêu ra cách giải quyết cạnh tranh tương tự đó là Từ điển Tiếng Việt Bách khoa tri thức phổ thông. Trong từ điển này thì khái niệm về cạnh tranh được định nghĩa và được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.
Đồng thời thì pháp luật Cạnh tranh cũng đã có đua ửa các quy định về vụ việc cạnh tranh và vấn đề được quan tâm khác nữa là điều tra vụ việc cạnh tranh. Trong đó thì định nghĩa về vụ việc cạnh tranh được xác định là vụ việc có dấu hiệu vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh. Còn đối với hoạt động điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lí vụ việc.
Theo Luật Cạnh tranh, vụ việc hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh đều phải được điều tra thông qua một thủ tục chặt chẽ: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Đồng thời thì theo như quy định tại Điều 50 Luật Cạnh tranh đã có quy định về Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Trong đó, theo như quy định tại Khoản 1 Điều này thì “Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, có chức năng điều tra các hành vi vi phạm quy định tại Luật này”.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra được quy định tại Điều 50,
“2. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
b) Tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh;
c) Kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật;
đ) Nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia”.
Thứ nhất, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thực hiện việc thu thập, tiếp nhận thông tin nhằm phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh
Ở nhiệm vụ quyền hạn này, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thực hiện việc thu thập, tiếp nhận thông tin là một trong những nội dung vô cùng quan trong để cơ quan này có thể phát hiện ra các hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường có phải là hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hay không. Đồng thời thì cũng dựa vào các thông tin, tài liệu chứng cứ mà cơ quan đã thu thập và tiếp nhận được để có thể thực hiện việc điều tra vụ việc cạnh tranh một cách nhanh chóng nhất.
Hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh được quy định trong Luật Cạnh tranh như sau:
– Chỉ dẫn gây nhầm lẫn là việc doanh nghiệp sử dụng những thông tin chỉ dẫn (chẳng hạn trên bao bì, nhãn hàng, các pano quảng cáo …) gây ra sự nhầm lẫn về tên thương mại, logo, chỉ dẫn địa lý … để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình.
– Xâm phạm bí mật kinh doanh là việc doanh nghiệp có các hành vi như tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác, tiết lộ, sử dụng thông tin, bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu chân chính…
– Ép buộc trong kinh doanh là việc doanh nghiệp ép buộc, đe dọa khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp đối thủ không cho họ giao dịch hoặc phải ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Gièm pha doanh nghiệp khác là việc doanh nghiệp bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Đối với hành vi này, mọi sự suy đoán về hậu quả đều không được coi là cơ sở để kết luận về sự vi phạm.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là việc một doanh nghiệp có hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp “đối thủ”.
– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động mà doanh nghiệp thì hiện hành vi so sánh trực tiếp hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác.
– Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh là việc các doanh nghiệp thực hiện hành vi tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng, không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
– Phân biệt đối xử của hiệp hội được thể hiện bằng những hành vi từ chối doanh nghiệp có đủ điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt đối xử và làm cho doanh nghiệp đó bị bất lợi trong cạnh tranh.
– Bán hàng đa cấp bất chính là việc doanh nghiệp thực hiện các hành vi yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Thứ hai, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tổ chức điều tra vụ việc cạnh tranh
Điều tra vụ việc cạnh tranh là giai đoạn khởi đầu trong tố tụng cạnh tranh, theo đó, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh áp dụng các nghiệp vụ cần thiết để xác định hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh và đối tượng thực hiện hành vi làm cơ sở cho việc xử lí vụ việc.
Trong quá trình điều tra, khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm, điều tra viên vụ việc cạnh tranh phải báo cáo Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh xem xét, kiến nghị Chủ tịch ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chuyển một phần hoặc toàn bộ hồ sơ liên quan đến dấu hiệu của tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh đưa ra các kiến nghị áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
Đây là quyền của hầu hết cơ quan điều tra, thực hiện nhằm phối với với cơ quan, tổ chức khắc phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm đã xảy ra hoặc ngăn chặn tội phạm mới trong tương lai.
Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm pháp lý như sau:
– Chịu một trong các hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo hay phạt tiền;
– Có thể tiếp tục bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt bổ sung sau: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh;
– Có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả (biện pháp khắc phục hậu quả) sau đây: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
Thứ tư, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật. Việc cơ quan điều tra có quyền thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra theo như quy định của pháp luật Cạnh tranh hiện hành là điều tất nhiên và đương nhiên của các cơ quan điều tra này được sử dụng
Thứ năm, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.