Trường hợp nào cha, mẹ phải chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại? Nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do con gây ra?
Hiện nay có thể thấy trên thực tế có rất nhiều trường hợp con gây thiệt hại mà cha mẹ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con mình gây ra. Có một số câu hỏi được đặt ra ở đây đó là trẻ bao nhiêu tuổi thì khi gây thiệt hại cha mẹ phải thực hiện trach nhiệm bồi thường? Nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do con gây ra được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? dưới đây là thông tin chi tiết chúng tôi đề ra về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Trường hợp nào cha, mẹ phải chịu trách nhiệm khi con cái gây thiệt hại
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 74 của
“Cha mẹ” phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
Theo đó trong trường hợp này thì con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà gây ra thiệt hại thì bố mẹ là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương đương do con gây ra.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân cụ thể:
“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy trong trường hợp này có thể xác định theo độ tuổi đối với trường hợp con đã thành niên từ 18 tuổi trở lên thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự là dùng tài sản của con hoặc tài sản của mình để bồi thường trong trường hợp “con cái” mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại và đương nhiên thì cha mẹ không phải chịu trách nhiệm dân sự khi con cái có năng lực, hành vi dân sự đầy đủ. Vì con có đủ điều kiện để tự chịu trách nhiệm bồi thường nên con phải tự chịu trách nhiệm.
Đối với những trường hợp con chưa thành niên cụ thể là con chưa đủ 15 tuổi thì cha mẹ có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại, nếu tài sản cha mẹ không đủ thì dùng tài sản riêng của con (nếu có) để bồi thường phần còn thiếu và con từ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì thực hiện nghĩa vụ bồi thường tài sản bằng tài sản của con, nếu không đủ thì bố mẹ dùng tài sản của mình để bồi thường phần còn thiếu.
Như trên quy định chúng ra thấy điều luật này được đưa ra mới chỉ dừng lại ở nội dung quy định về hậu quả pháp lý mà hoàn toàn không đề cập đến điều kiện cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại của các chủ thể. Vậy căn cứ pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cha, mẹ trong trường hợp này là gì? Căn cứ pháp lý bồi thường thiệt hại của con chưa thành niên cho phần thiệt hại còn thiếu là gì? Nền tảng lý luận nào trở thành căn cứ pháp lý cho mối quan hệ tồn tại hai trách nhiệm bồi thường thiệt hại này được xác định ra sao?… là những vấn đề tồn tại cần phải làm sáng tỏ. Vì thế nên pháp luật cần có quy định cụ thể hơn để có thể dễ dàng áp dụng.
2. Nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do con gây ra
Có thể thấy trên thực tế hiện nay ghi nhận rất nhiều trường hợp người thực hiện các hành vi gây thiệt hại cho người khác là người chưa thành niên. Theo quy định của pháp luật người chưa thành niên là người chưa có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự do đó mọi hành vi của họ đều do người đại diện hoặc người giám hộ chịu trách nhiệm.
Khoản 2 Điều 586
Với quy định trên, có thể luận giải pháp luật Việt Nam lấy mốc độ tuổi để quy định cụ thể về năng lực chịu trách nhiệm dân sự, hình sự. Trong trường hợp con gây ra thiệt hại mà trẻ chưa thành niên được xem là có năng lực chịu trách nhiệm đầy đủ và là chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Bên cạnh đó đối với trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp tài sản của trẻ chưa thành niên không đủ để bồi thường thiệt hại , pháp luật Việt Nam hoàn toàn chưa luận giải được bản chất pháp lý của nó. Chúng tôi cho rặng trách nhiệm của cha mẹ trong trường hợp này không phải là trách nhiệm thay thế bởi người thực hiện hành vi xâm hại là trẻ chưa thành niên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm và là chủ thể bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó nếu căn cứ để thực hiện chức năng bù đắp thiệt hại một cách đầy đủ đối với thiệt hại của người bị hại, trong trường hợp tài sản của con chưa thành niên không đủ bù đắp thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình, đây cũng có thể được xem là cách nhìn nhận về trách nhiệm của cha mẹ đối vơi những hành vi mà con đã gây ra thiệt hại cụ thể nào đó,
“Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”.
Căn cư theo quy định trên có thể thấy pháp luật dân sự quy định rất cụ thể đối với trường hợp gây ra thiệt hại của người dưới 15 tuổi tức là trẻ chưa thành niên. Ví dụ như bé 9 tuổi sang nhà bạn chơi bạn có đưa cho bé một chiếc vòng và bé đã làm mất một chiếc vòng của bạn trị giá 8 triệu đồng căn cứ dựa trên quy định này có thể giải quyết theo hướng đó là vì sự việc xảy ra ở nhà hàng xóm, không phải trường học chứ không phải nơi khác có trách nhiệm quản nên cha, mẹ có trách nhiệm phải trông nom cháu. Theo đó việc cha mẹ chưa làm tròn trách nhiệm dạy dỗ và để xảu ra trường hợp để cháu sang nhà hàng xóm nghĩa là ra khỏi phạm vi kiểm soát của mình dẫn đến hậu quả là cháu gây thiệt hại thì thiệt hại này là do lỗi của cha, mẹ. Theo đó nên nếu các bên thỏa thuận được mức bồi thường hợp lý thì áp dụng mức đó. Nếu không thể thỏa thuận được, cha, mẹ cháu phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Như vậy, nếu chiếc vòng mà cháu làm mất thực sự trị giá hơn 7 triệu thì cha, mẹ cháu phải bồi thường toàn bộ số tiền hơn 7 triệu đó theo đúng quy định mà pháp luật đề ra.
Trên đây là thông tin công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nghĩa vụ của cha mẹ về bồi thường thiệt hại do con gây ra” và các thông tin pháp lý khác có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.