Quy định về dừng khai thác, sử dụng công trình xây dựng? Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế?
Công trình xây dựng theo quy định của
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
1. Quy định về dừng khai thác, sử dụng công trình xây dựng?
Dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng được quy định tại Điều 127 Luật xây dựng 2014 như sau:
– Thẩm quyền ra quyết định dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng: Chủ đầu tư, chủ quản lý khai thác sử dụng công trình hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng.
– Các trường hợp dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng: khi công trình hết thời hạn sử dụng, có nguy cơ gây mất an toàn, gây sự cố công trình ảnh hưởng đến an toàn của người sử dụng, an toàn của công trình lân cận, môi trường và của cộng đồng.
– Ra thông báo dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng:
Thời điểm ra thông báo dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng: Khi quyết định dừng khai thác sử dụng đối với công trình sử dụng chung, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo.
Thông báo dừng khai thác sử dụng công trình xây dựng phải được gửi bằng văn bản đến các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng công trình về quyết định của mình.
– Tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng trong các trường hợp sau: Việc khai thác sử dụng công trình xây dựng chỉ được tiếp tục khi đã được khắc phục sự cố hoặc được loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn trước đó.
– Trong trường hợp công trình hết thời hạn sử dụng, nếu chủ đầu tư có yêu cầu tiếp tục sử dụng công trình thì chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng phải thực hiện kiểm định chất lượng, gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng bảo đảm an toàn, công năng sử dụng của công trình để công trình đảm bảo chất lượng để có thể đi vào hoạt động, sau khi sửa chữa thì công trình phải được kiểm tra, phê duyệt.
2. Xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế?
Điều 41 Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng thì việc xử lý đối với công trình hết thời hạn sử dụng theo thiết kế được quy định cụ thể như sau:
– Xác định thời hạn sử dụng công trình: Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình xác định thời hạn sử dụng của công trình.
Thời hạn sử dụng công trình xây dựng được xác định theo hồ sơ thiết kế xây dựng công trình và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.
– Đối với công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng hết thời hạn sử dụng:
Thời gian thông báo đến cơ quan nhà nước về việc công trình hết thời hạn: trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi công trình hết thời hạn sử dụng.
Chủ thể thông báo đến cơ quan nhà nước về việc công trình hết thời hạn: chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về thời điểm hết thời hạn sử dụng công trình và dự kiến phương án xử lý đối với công trình sau khi hết thời hạn sử dụng để cơ quan có thẩm quyền nắm bắt được tình hình của công trình.
– Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Sau khi nhận được báo cáo từ chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn sử dụng công trình có trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng trong danh mục trên trang thông tin điện tử của mình.
– Đối với công trình hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp trừ đối tượng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
Đối với các công trình này thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm sau đây:
+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tiến hành tổ chức kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình xem công trình có đạt các tiêu chuẩn để có thể tiếp tục sử dụng hay không. Đồng thời chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm đề xuất phương án gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình nếu có hư hỏng xảy ra và tiến hành xác định thời gian được tiếp tục sử dụng công trình sau khi sửa chữa, gia cố;
+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình nếu công trình xảy ra hư hỏng, nhằm mục đích để đảm bảo công năng và an toàn sử dụng cho công trình để công trình đi vào hoạt động;
+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm gửi 01 bản báo cáo kết quả thực hiện công việc đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn sử dụng công trình và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan để được các cơ quan này tiến hành xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng của công trình, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ.
Thời hạn xem xét và cho ý kiến về việc kéo dài thời hạn sử dụng công trình: các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kéo dài thời hạn sử dụng công trình tối đa là 14 ngày kể từ khi nhận được báo cáo;
+ Căn cứ kết quả thực hiện các công việc gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình và ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn sử dụng của công trình, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình.
– Các trường hợp không tiếp tục sử dụng đối với công trình hết thời hạn sử dụng:
+ Đối với công trình xây dựng đã hết thời hạn mà chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình không có nhu cầu sử dụng tiếp;
+ Kết quả kiểm tra, kiểm định để đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình cho thấy công trình không đảm bảo an toàn, không thể gia cố, cải tạo, sửa chữa để có thể tiếp tục sử dụng thì sẽ không được sử dụng công trình xây dựng;
+ Công trình không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục khai thác, sử dụng.
– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này có trách nhiệm sau đây:
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn công trình có trách nhiệm rà soát các công trình xây dựng không đủ cơ sở để xác định được thời hạn sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng tổ chức thực hiện các nội dung quy định về gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác định thời hạn sử dụng, công bố công trình hết thời hạn sử dụng và thực hiện các công việc tiếp theo quy định đối với các công trình chưa xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn công trình tiến hành thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý công trình, sử dụng công trình về việc dừng sử dụng và yêu cầu chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm phá dỡ công trình và thời gian thực hiện việc phá dỡ công trình đối với các công trình không tiếp tục sử dụng theo quy định. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thời hạn công trình cần phải thực hiện đúng các trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo công trình được xác định thời hạn sử dụng và tiến hành các trách nhiệm thông báo theo đúng quy định của pháp luật.
– Việc xử lý đối với nhà chung cư hết thời hạn sử dụng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở mà không phải theo các quy định về Luật xây dựng như các công trình vừa nêu trên.
– Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình cá nhân hết thời hạn sử dụng: khi các công trình này được xác định là hết thời hạn sử dụng nhưng có nhu cầu sử dụng tiếp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình nhà ở riêng lẻ này có trách nhiệm thực hiện các công việc gia cố, cải tạo, sửa chữa hư hỏng công trình và căn cứ vào kết quả thực hiện các công việc này để tự quyết định và chịu trách nhiệm về việc tiếp tục sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến các quy định về dừng khai thác, sử dụng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật và các vấn đề khác liên quan.