Trách nhiệm đánh giá kết quả xếp loại viên chức? Quy định về thông báo kết quả xếp loại viên chức?
Tuyển chọn nhân lực chuyên môn có chất lượng là công việc quan trọng mà mọi tổ chức đều phải chú trọng thực hiện bởi con người là nguồn lực quý giá nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Từ phạm vi quốc gia đến từng cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút người tài về làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài hoạt động này. Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng quy định rất rõ về những vấn đề tuyển dụng công chức, trách nhiệm đánh giá và thông báo kết quả xếp loại viên chức. Vậy trách nhiệm đánh giá và thông báo kết quả xếp loại viên chức được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Trách nhiệm đánh giá và thông báo kết quả xếp loại viên chức”
Tổng đài Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Trách nhiệm đánh giá kết quả xếp loại viên chức.
– Hoạt động tuyển dụng viên chức chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ những yếu tố chủ quan của đơn vị sự nghiệp công lập và người lao động tới những yếu tố khách quan từ phía cơ chế, chính sách, pháp luật, nguồn nhân lực.
– Tại Điều 43
– Nội dung đánh giá kết quả xếp loại viên chức: người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào điều kiện cụ thể sau đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Những tiêu chí để đánh giá, xếp loại loại viên chức:
– Tiêu chí về chính trị tư tưởng:
+ Viên chức phải chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình.
+ Viên chức phải có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; không dao động trước mọi khó khăn, thách thức.
+ Viên chức phải đáp ứng tiêu chí về việc vặt lợi ích của Đảng, quốc gia – dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
+ Viên chức phải là người c ó ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
– Tiêu chí về đạo đức, lối sống:
+ Viên chức không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách dịch, cửa quyền; không có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa.
+ Viên chức phải có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;
+ Viên chức phải có tinh thần đoàn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;
+ Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
– Tiêu chí về tác phong, lề lối làm việc:
+ Viên chức phải có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Viên chức phải phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
+ Viên chức phải có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
+ Viên chức phải có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.
– Tiêu chuẩn về ý thức tổ chức kỷ luật
+ Viên chức phải chấp hành sự phân công của tổ chức;
+ Viên chức phải thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
+ Viên chức phải thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật.
+ Viên chức phải báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
– Khi được phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thì những người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá. Cùng với đó, pháp luật cũng quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền bổ nhiệm, theo đó người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Quy định về thông báo kết quả xếp loại viên chức.
– Tại Điều 44
+ Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì nội dung đánh giá viên chức bao gồm: (1) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng, (2) Nhận xét, đánh giá công chức, (3) Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp, (4) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, (5) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, (6) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; (8) quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
+ Sau đó, kết quả phân loại viên chức được công khai trong đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu không nhất trí với kết quả đánh giá và phân loại thì viên chức được quyền khiếu nại lên cấp có thẩm quyền. Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thông báo bằng văn bản cho cán bộ và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
– Ngoài ra, đơn vị sự nghiệp công lập cũng có thể đặt ra những tiêu chuẩn khác nhằm lựa chọn được viên chức phù hợp với đặc thù công việc của đơn vị nhưng không trái với quy định của pháp luật. Đó có thể là tiêu chuẩn về hình thể, giọng nói, năng khiếu… Ví dụ: Một trường đại học tuyển giảng viên làm công tác giảng dạy, có thể đặt ra yêu cầu về ngoại hình, giọng nói…, cơ sở nghiên cứu khoa học có thể đặt ra điều kiện về công trình nghiên cứu mà ứng viên đã thực hiện, hoặc cơ sở y tế tuyển chọn người không có những khuyết tật về cơ thể để làm công việc chuyên môn.
– Việc tuyển dụng viên chức phải tuân theo những bước đã được quy định trong các VBQPPL nhằm đảm bảo cho việc tuyển dụng diễn ra một cách công bằng, minh bạch, đúng pháp luật và tạo sự thống nhất trong tuyển dụng giữa các đơn vị sự nghiệp.
– Thủ tục chặt chẽ sẽ khiến cho việc tuyển dụng đạt được chất lượng, công bằng, minh bạch hơn. Tuy nhiên, phải nghiên cứu tới đặc thù việc sử dụng chuyên môn của viên chức để có phương thức tuyển dụng phù hợp. Các bước tuyển dụng vừa phải theo quy định của pháp luật, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người dự tuyển, nhất là trong hoàn cảnh có sự cạnh tranh thu hút nhân lực gay gắt như hiện nay.
– Thủ tục tuyển dụng viên chức đơn giản hơn so với tuyển dụng công chức bởi được lựa chọn giữa hai phương thức là thi tuyển và xét tuyển. Phương thức xét tuyển tạo sự thông thoáng với cả đơn vị tuyển dụng và người dự tuyển. Khi tiến hành xét tuyển, đơn vị sự nghiệp có thể dựa vào bằng cấp, bảng điểm học tập, kết quả phỏng vấn ứng viên để đưa ra quyết định tuyển dụng.
– Tuyển dụng viên chức lại có thủ tục phức tạp hơn so với tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị ngoài công lập bởi các đơn vị ngoài công lập không bị ràng buộc bởi các quy định hành chính mà chủ yếu chịu sự tác động của pháp
– Hoạt động tuyển dụng tại các đơn vị sự nghiệp công lập thường phải tuân theo các bước: xây dựng chỉ tiêu cho từng vị trí việc làm, phê duyệt chỉ tiêu biên chế, thông báo tuyển dụng, nhận hồ sơ dự tuyển, tổ chức tuyển dụng, công nhận kết quả và ký hợp đồng làm việc với viên chức. Những bước trên đều có các quy định về thời gian, người thực hiện.