Quy định của pháp luật về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh? Quy định của pháp luật về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh?
Xuất phát từ thực tiễn của các quốc gia liên quan đến các thỏa thuận về hoạt động thương mại trên biển. Theo đó, nhằm mục đích thúc đẩy quá trình thông thương và phát triển thương mại bằng đường biển, các quốc gia đã cho phép tàu buôn của quốc gia khác quá cảnh qua vùng biển thuộc quyền kiểm soát của quốc gia mình để tới quốc gia thứ ba, Việt Nam cũng có những quy định về thời gian và tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: “Quy định thời gian và tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh”
Dịch vụ Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
+ Luật quản lý ngoại thương 2017
+ Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành.
1. Quy định của pháp luật về thời gian vận chuyển hàng quá cảnh.
– Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định về nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa, cụ thể được quy định tại Luật quản lý ngoại thương 2017, theo đó:
+ Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa thì hàng hóa quá cảnh khi xuất khẩu phải là toàn bộ hàng hóa đã nhập khẩu.
+ Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa sẽ được tổ chức do tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa hoặc cá nhân, tổ chức tự mình thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, việc tổ chức, cá nhân có thể thuê thương nhân nước ngoài thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về xuất cảnh, nhập cảnh, giao thông, vận tải.
+ Nguyên tắc quản lý hoạt động quá cảnh hàng hóa bằng đường hàng không được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế về hàng không mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo đó, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát trong toàn bộ thời gian quá cảnh, vào và ra theo đúng cửa khẩu đã quy định. Đối với hàng hóa quá cảnh được tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Luật quản lý ngoại thương 2017 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Tại Điều 7 Thông tư 12/2018/TT-BCT về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 69/2018/NĐ – CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về thời gian quá cảnh, theo đó:
+ Kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu theo quy định của pháp luật thì thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được quy định tối đa là 30 ngày. Đối với những trường hợp đặc biệt khác như trường hợp được gia hạn theo quy định của pháp luật và trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất, hoặc có thể là trong trường hợp phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh thì thời gian quá cảnh sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng trường hợp, từng hoàn cảnh khác nhau.
+ Bên cạnh đó, trên thực tế hàng hóa vận chuyển thì không thể tránh khỏi được những tổn thất, hư hỏng,.. vì những lý do khác nhau thì đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất đối với hàng hóa quá cảnh thì hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trong những trường hợp này thì muốn được gia hạn thời gian quá cảnh để khắc phục, hoàn thiện lại thì cần phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận theo quy định của pháp luật. Theo đó, chủ thể có thẩm quyền cho phép gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh theo quy định của pháp luật đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
2. Quy định của pháp luật về tuyến đường vận chuyển hàng quá cảnh.
+ Cơ sở pháp lý để áp dụng cửa khẩu và tuyến đường quá cảnh hàng hóa: (1) Căn cứ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, (2) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh, (3) Căn cứ vào Luật quản lý ngoại thương 2017 và những văn bản khác có liên quan.
+ Về tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh: hàng hóa chỉ được quá cảnh qua các cửa khẩu quốc tế và theo những tuyến đường trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên,
+ Về thay đổi tuyến đường quá cảnh: trên thực tế, trong quá trình vận chuyển hàng quá cảnh trên tuyến đường được phép quá cảnh theo quy định, tuy nhiên vẫn có những trường hợp vì những lý do nào đó mà buộc phải thay đổi, chuyển tuyến đường vận chuyển hàng hóa quá cảnh, trong trường hợp này khi muốn thay đổi tuyến đường được vận chuyển hàng hóa quá cảnh phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho phép.
+ Về hồ sơ, các loại giấy tờ liên quan khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh: khi vận chuyển hàng hóa quá cảnh thì cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ sau và phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép đó là: Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa theo quy định của pháp luật.
+ Cơ quan cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa: Bộ Công Thương, địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
+ Đối với những hàng hóa quá cảnh của các nước có chung đường biên giới hoặc có ký kết Hiệp định quá cảnh hàng hóa với Việt Nam thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó và hướng dẫn của Bộ Công Thương, nhằm đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa không gây phương hại đến quyền và lợi ích của bất kỳ quốc gia nào.
+ Về mục đích “đi qua” lãnh hải sau khi rời khỏi nội thuỷ, Công ước về lãnh hải quy định cụ thể là đi qua lãnh hải bao gồm việc đi từ nội thuỷ qua lãnh hải để tiến ra biển quốc tế, trong khi UNCLOS chỉ quy định là đi qua lãnh hải bao gồm việc rời khỏi nội thuỷ, còn việc đến vùng biển nào lại phụ thuộc vào hành trình của tàu thuyền. Sở dĩ có sự khác biệt này là do trong UNCLOS đã xuất hiện thêm một vùng biển mà các công ước trước đó chưa ghi nhận, đó chính là vùng đặc quyền kinh tế – vùng biển tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
+ Về cách thức thực hiện việc đi qua: Tại khoản 3 Điều 14 Công ước về lãnh hải không quy định cụ thể về việc đi qua phải được thực hiện như thế nào mà chỉ quy định về các trường hợp được dừng lại hoặc thả neo trong quá trình đi qua lãnh hải. Trong khi đó, khoản 2 Điều 18 của UNCLOS đã làm rõ thêm quy định này bằng việc bổ sung cách thức “đi qua” là phải liên tục và nhanh chóng, không được dừng lại hoặc thả neo trong lãnh hải trừ các trường hợp đã được Công ước trù định. Về các trường hợp tạm đình chỉ quyền đi qua không gây hại Có thể thấy rằng, mục đích cao nhất của việc thừa nhận quyền đi qua không gây hại là đảm bảo sự thông thương của tàu thuyền trên biển, tuy nhiên nhằm bảo vệ an ninh của quốc gia ven biển, UNCLOS cũng có các quy định liên quan việc tạm đình chỉ quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các điều 24 và 25. Về cơ bản, các quy định này tương tự như quy định tại các điều 15 và 16 của Công ước về lãnh hải. Tuy nhiên, UNCLOS quy định về các trường hợp tạm đình chỉ rộng hơn so với Công ước về lãnh hải. Cụ thể, khoản 3 Điều 16 Công ước về lãnh hải chỉ cho phép các quốc gia ven biển có quyền tạm đình
chỉ quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài nếu biện pháp này là cần thiết để bảo vệ an ninh của quốc gia đó. Trong khi đó, UNCLOS mở rộng thêm trường hợp quốc gia ven biển có thể tạm đình chỉ việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại một khu vực của lãnh hải nếu quốc gia đó đang có hoạt động diễn tập các loại vũ khí tại vùng biển này, đồng thời việc tạm đình chi cũng cần đảm bảo một số điều kiện nhất định để không gây ra sự cản trở hay hạn chế nào cho tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện phải được thực hiện như thế nào mà chỉ quy định về các trường hợp được dừng lại hoặc thả neo trong quá trình đi qua lãnh hải. Trong khi đó, khoản 2 Điều 18 của UNCLOS đã làm rõ thêm quy định này bằng việc bổ sung cách thức “đi qua” là phải liên tục và nhanh chóng, không được dừng lại hoặc thả neo trong lãnh hải trừ các trường hợp đã được Công ước trù định.