Quyền của người tổ chức đấu giá hàng hoá? Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hoá?
Hiện nay, hình thức đấu giá hàng hóa không còn mới, quan hệ đấu giá hàng hóa ngày càng phát triển đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật. Đấu giá hàng hóa là hình thức bán hàng hóa và được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, trong đó có bên tổ chức đấu giá và bên tham gia đấu giá và mỗi bên đều có những quyền và nghĩa vụ riêng khi tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa. Vậy người tổ chức đấu giá hàng hóa có những quyền và nghĩa vụ gì? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá tài sản”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Quyền của người tổ chức đấu giá hàng hoá.
– Đấu giá hàng hóa được coi là một trong những hình thức mua bán hàng hóa, tuy nhiên có những đặc điểm để thấy rằng nó là một hình thức mua bản đặc biệt như là tính công khai, đại chúng lựa chọn người mua và có những trình tự thủ tục đặc biệt Hoạt động đấu giá đã xuất hiện trong hoạt động thương mại từ rất lâu đời và cho đến hiện nay ngày càng phát triển phổ biến. Bất kỳ một quan hệ nào phát sinh trong xã hội đều có những mục đích riêng của nó, đối với đấu giá thì mục đích quan trọng nhất là nhằm đưa hàng hóa tiếp cận được đến nhiều người mua, từ đó phát huy được giá trị cao nhất của hàng hóa, đem lại lợi ích lớn nhất cho người bán hàng.
– Về trình tự thủ tục đấu giá tài sản
Một điểm mới của Luật Đấu giá tài sản 2016 so với Nghị định 17/2010/NĐ CP về quy trình là đã tách biệt 3 giai đoạn trước đầu giá, đấu giá và sau đấu giá Theo đó, các quy trình trước đầu giả như việc phê duyệt hàng hóa đưa ra đấu giá, việc thẩm định giá, xác định giá khởi điểm, giá định hàng hóa đấu giá, và việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá hàng hóa thực hiện việc đấu giá thành.
– Luật đấu giá tài sản quy định về trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa chung và trình tự, thủ tục đấu giá các loại hàng hóa mà pháp luật quy định phải bản thông qua đấu giá theo hướng chặt chẽ, đảm bảo tính minh bạch khách quan hạn chế tối đa tình trạng quân xanh quân đồ, nặc nổi, thông đông đảm giá, xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tránh gây thất thoát cho tài sản nhà nước.
– Về quyền của người tổ chức đấu giá hàng hóa.
Tại Điều 189
+ Người tổ chức đấu giá được quy định là thương nhân và có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá theo quy định của pháp luật hoặc người tổ chức đấu giá có thể là người bán hàng của mình( đối với trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá hàng hóa). Theo đó, người bán hàng ở đây được hiểu là chủ sở hữu hàng hóa hoặc là người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền bán hoặc người bán hàng ở đây là người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp luật. Khi người tổ chức đấu giá hàng hóa tiến hành tổ chức đấu giá hàng hóa thì người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền được yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá. Việc yêu cầu được cung cấp những thông tin có liên quan đến hàng hóa nhằm tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá.
+ Người tổ chức đấu giá hàng hóa đương nhiên có quyển tổ chức cuộc đấu giá hàng hóa theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định và yêu cầu người mua hàng phải thực hiện việc thanh toán khi mua hàng hóa.
+ Người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng uỷ quyền theo sự ủy quyền.
+ Người tổ chức đấu giá hàng hóa có quyền được nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định của pháp luật. Theo đó, tại Điều 211 Luật thương mại 2005 quy định về thù lao dịch vụ đấu giá hàng hóa, cụ thể các bên có thể tự thỏa thuận được với nhau về thù lao dịch vụ đấu giá, tuy nhiên nếu trong trường hợp các bên không thể tự thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì mức thù lao dịch vụ đấu giá sẽ được xác định theo quy định của pháp luật theo hai trường hợp:
+ Trường hợp 1: đấu giá thành công, mức thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.
+ Trường hợp 2: đấu giá không thành công thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Luật đấu giá tài sản quy định giá dịch trong trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu và được tổ chức đấu giả hàng hóa cung cấp dịch vụ khác theo quy định của Luật như: làm thủ tục chuyển quyền sở hữu quyền sử dụng hàng hóa, quản lý hàng hóa, xác định giá khởi điểm thì phải trả chu phí dịch vụ cho tổ chức đấu giá theo thỏa thuận giữa các bên.
2. Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa.
Với tiêu chí nâng cao chất lượng hoạt động đấu giá thì một yếu tố góp phần quan trọng là chất lượng đội ngũ đâu giá viên Vì vậy, pháp luật quy định khá chặt chẽ điều kiện để trở thành đấu giá viên, theo đó phải trải qua khóa đào tạo nghề 06 tháng (được đào tạo bởi người có ít nhất 03 năm công tác trong nghề), tập sự hành nghệ trong thời gian 06 tháng và đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Tuy nhiên, một số trường hợp được miễn hành nghề bởi họ đã có kinh nghiệm liên quan như công chung viên luật sư thừa phát lại Việc nâng cao tiêu chuẩn này là một trong những điểm tiến bộ của Luật. Song song với quyền của người tổ chức đấu giá thì người tổ chức đấu giá cũng phải có những nghĩa vụ như:
+ Người tổ chức đấu giá có nghĩa vụ tổ chức đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thỏathuận với người bán hàng.
+ Người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ điều hành cuộc đấu giá hàng hóa thông qua các hoạt động như:
+ Khi tiến hành đấu giá hàng hoá, người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ lập văn bản bán đấu giá hàng hóa và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan theo quy định của pháp luật, bên cạnh đó người tổ chức đấu giá hàng hóa sẽ có nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
+ Người tổ chức đấu giá hàng hóa có nghĩa vụ thanh toán, theo đó, người tổ chức đấu giá hàng hóa sẽ tiến hành thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán( kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả theo quy định của pháp luật hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận).
Bên cạnh đó, tại khoản 12 Điều 5