Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại? Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử? Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại?
Hoạt động thương mại là hoạt động nổi bật hiện nay, có thể nói hoạt động này đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong thời kì phát triển hội nhập ngày nay, không thể phủ nhận sự đóng góp to lón đó, bên cạnh đó có những cá nhân sử dụng việc phát triển của hoạt động thương mại để trục lợi, vi phạm pháp luật, để có thể giảm thiểu và khắc phục tình trạng này cần phải nhờ tới sự quản lý nghiêm ngặt của cơ quan quản lý hoạt động thương mại. Vậy Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại gồm những cơ quan nào? Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại có trách nhiệm ra sao? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại
căn cứ theo quy định tại điều 8. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại Luật thương mại 2005 quy định cụ thể:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thương mại.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động thương mại cụ thể được quy định tại Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại trong lĩnh vực được phân công.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại tại địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có 04 cấp từ trung ương tới địa phương, Hiện nay nhà nước thực hiện rất nhiều các biện pháp quản lý để thực hiện tự do hóa thương mại chính là việc điều chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc hình thành các liên kết kinh tế quốc tế và tổ chức kinh tế quốc tế cũng tạo thuận lợi cho tự do hóa thương mại, trước hết trong khuôn khổ các tổ chức đó. Quá trình tự do hóa gắn liền với những biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia. Theo đó thì mỗi cấp quản lý về thương mại sẽ có trách nhiệm và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể thấy có sự phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và nó được hiểu là sự phân định thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trên cơ sở bảo đảm sự phù hợp giữa khối lượng và tính chất thẩm quyền với năng lực và điều kiện thực tế của từng cấp nhằm tăng cường chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo thương mại là hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tiến hành trên cơ sở pháp luật nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực quảng cáo thương mại.
2. Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử
Thật không khó để có thể thấy hình thức kinh doanh trên mạng điện tử hiện nay, xu hướng sử dụng mạng xã hội làm kênh tiếp thị, phân phối hàng hóa đang có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh đó thì áp dụng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại điện tử, hoạt động của mạng xã hội đã được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Chính vì thế nên các cơ quan quản lý nhà nước cần phân loại quản lý hoạt động có yếu tố thương mại điện tử trên mạng xã hội theo mức độ và tính chất hoạt động của các hoạt động này. Các mạng xã hội thông thường chỉ nên chịu sự quản lý của các quy định về mạng xã hội, còn đối với các mạng xã hội có chức năng đặt hàng trực tuyến phải được quản lý theo pháp luật về thương mại điện tử, tương tự như sàn giao dịch thương mại điện tử để kiểm soát được tốt hơn.
Không những thế, với hoạt động có yếu tố thương mại điện tử quan biên giới các cơ quan quản lý cần nắm vững cơ chế hoạt động của các nền tảng mạng xã hội qua vùng biên giới để xây dựng các quy định quản lý hoạt động của các nền tảng này một cách hiệu quả và hợp lý nhất. Chúng ta có thể hiểu rằng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử đã tạo ra một xu thế mới cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu. Bên cạnh đó, nó cũng được ví như chiếc “phao cứu sinh” giúp cho nhiều doanh nghiệp vượt qua khó khăn của biến động thị trường. Bên cạnh đó có thể thấy sự thay đổi liên tục của công nghệ đã khiến các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa trong hoạt động thương mại điện tử diễn ra ngày càng phức tạp và có những đối tượng rất tinh vi, với nhiều mô hình mới, có yếu tố nước ngoài phát sinh dưới nhiều hình thức khiến việc phát hiện, xử lý trở nên khó khăn hơn.
Như vậy từ những phân tích trên co thể thấy để kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả thương mại điện tử, ngăn chặn các hành vi buôn lậu và các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, các cơ quan quản lý nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành để kiểm soát thị trường và đầu vào của hàng hóa để có thể từ đó từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý phù hợp tình hình thực tế, có chế tài xử phạt đủ sức răn đe mới có thể làm trong sạch môi trường kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường thương mại điện tử trong tương lai.
3. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn. Trong lĩnh vực thương mại nước ta, vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau đây:
Một là, Nhà nước tạo môi trường và điều kiện cho thương mại phát triển. Nhà nước bảo đảm sự ổn định về mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho thương mại phát triển. Nhà nước thực thi cơ chế, chính sách để hạn chế tình trạng thiểu cầu, giảm lạm phát, khuyến khích sản xuất và tiêu dùng. Nhà nước tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, bao gồm kết cấu hạ tầng vật chất, tài chính, giáo dục, luật pháp… cho thương mại. Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, môi trường vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển của thương mại trong cơ chế thị trường.
Hai là, Nhà nước định hướng cho sự phát triển của thương mại. Sự định hướng này được thực hiện thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược kinh tế xã hội, các chương trình mục tiêu, các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Định hướng dẫn dắt sự phát triển của thương mại còn được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, sự tác động của hệ thống tổ chức quản lý thương mại từ
Ba là, Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước có vai trò củng cố, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội cho mọi người, mọi thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên thị trường. Xây dựng một xã hội văn minh, dân chủ rộng rãi, khuyến khích và đề cao trách nhiệm cá nhân là điều kiện cho sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị trường sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội là rất lớn. Nhà nước cần có sự can thiệp và điều tiết hợp lý nhằm bảo đảm cuộc sống ổn định, nhân cách của con người được tôn trọng, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, sáng tạo và ham làm
giàu của mọi công dân.
Bốn là, quản lý trực tiếp khu vực kinh tế Nhà nước. Nhà nước quy định rõ những bộ phận, những ngành then chốt, những nguồn lực và tài sản mà Nhà nước trực tiếp quản lý. Đất đai, các nguồn tài nguyên, các sản phẩm và ngành có ý nghĩa sống còn với quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước. Ở đây Nhà nước phải quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia nhằm bảo tồn và phát triển các tài sản đó. Nhà nước trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước. Thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta. Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước là nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa. Duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước là công việc quan trọng để vượt qua nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước có thể hướng dẫn, chỉ đạo sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác, tập trung mọi nguồn lực cho sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thông qua thành phần kinh tế Nhà nước, Nhà nước nắm và điều tiết một bộ phận lớn các hàng hóa – dịch vụ chủ yếu có ý nghĩa quan trọng và then chốt của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với
nhịp độ cao
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.