Đặc điểm pháp lý và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân? Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân?
Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp đúng với tên gọi của nó, doanh nghiệp này do tư nhân hay còn gọi là cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm với hoạt động của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình. Hiện nay để lựa chọn cho mình loại hình doanh nghiệp đó là doanh nghiệp tư nhân vẫn còn nhiều người lúng túng chưa biết rõ đặc điểm pháp lý và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân được pháp luật quy định như thế nào. Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Đặc điểm pháp lý và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
1.1. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ theo quy định tại Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
Như vậy từ quy định trên chúng ta có thể rút ra được những nội dung liên quan tới đặc điểm pháp lý của loại hình doanh nghiệp này, cụ thể:
1.1.1. Chủ thể nào có thể trở thành chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định Luật Doanh nghiệp 2020 chủ sở hữu của Doanh nghiệp tư nhân phải là cá nhân. Cá nhân này không đồng thời là chủ Doanh nghiệp tư nhân khác, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Quy định này xuất phát từ chế độ trách nhiệm của chủ Doanh nghiệp tư nhân: Không có sự độc lập hay tách bạch giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân và tài sản của doanh nghiệp. Do đó, một cá nhân chỉ được làm chủ một doanh nghiệp tư nhân. Như vậy, chỉ có cá nhân mới có thể trở thành chủ Doanh nghiệp tư nhân. Đây cũng là một điểm khác biệt phân biệt giữa Doanh nghiệp tư nhân với loại hình Công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
1.1.2. Thành lập Doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức vốn của doanh nghiệp cũng sẽ khác nhau. Đối với vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân: Cần đảm bảo vốn pháp định với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Với những ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định thì hiện nay chưa có quy định nào về mức vốn tối thiểu cũng như vốn tối đa đối với thành lập công ty, doanh nghiệp tư nhân. Chính vì thế mà, khi thành lập Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần xem xét các tiêu chí như: Ngành nghề kinh doanh, tầm vóc doanh nghiệp, năng lực tài chính thực tế.. để xác định vốn điều lệ.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Do đó, đặt lên bàn cân về cơ cấu tổ chức của loại hình này với các Doanh nghiệp khác chắc chắn có sự khác biệt. Điểm nổi trội của Doanh nghiệp tư nhân chính là tính tin giản, gọn nhẹ trong cơ cấu tổ chức. Chính bởi một cá nhân làm chủ nên trong quá trình kinh doanh việc đưa ra quyết định đối với chủ doanh nghiệp được thông qua quyết đoán, dễ dàng.
1.1.4. Trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp tư nhân
Trong Doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Không có sự tách bạch giữa tài sản cá nhân và tài sản đưa vào kinh doanh. Có hai tình huống luôn có thể xảy ra: Một là khi doanh nghiệp kinh doanh sinh lợi nhận, chủ doanh nghiệp là người được hưởng toàn bộ; Hai là khi xảy ra rủi ro chủ doanh nghiệp tư nhân cũng phải gánh chịu toàn bộ. Đây đồng thời là ưu điểm và cũng là một hạn chế lớn của Doanh nghiệp tư nhân.
1.1.5 Doanh nghiệp tư nhân huy động vốn như thế nào?
Căn cứ dựa trên quy định tại luật doanh nghiệp 2020 doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Xuất phát từ việc không có sự phân tách giữa tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp, ngoài ra loại hình doanh nghiệp này còn có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động, số lượng thành viên… Theo đó nên, khó có thể phân định được tỉ lệ gánh chịu rủi ro giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với những nhà đầu tư chứng khoán.
1.2. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân
Địa vị pháp lý là vị trí của chủ thể pháp luật trong mối quan hệ với những chủ thể pháp luật khác dựa trên cơ sở các quy định pháp luật, vai trò của địa vị pháp lý rất quan trọng, bởi chỉ khi thông qua địa vị pháp lý chúng ta mới có thể phân biệt được những chủ thể pháp luật khác nhau, thấy rõ được sự khác biệt giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Như vậy, DNTN là một đơn vị sản xuất, kinh doanh bình đẳng trước pháp luật với mọi doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các quan hệ pháp luật khác, có đủ các quyền và nghĩa vụ như một chủ thể pháp lý độc lập. Vị trí, vai trò của DNTN trong nền kinh tế thể hiện sự phân công lao động xã hội, là cơ sở khách quan trong việc xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân, với nội hàm chủ yếu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp, vai trò và giới hạn hoạt động của nó trong nền kinh tế. Về nguyên tắc, tất cả các DNTN đều hoạt động trên cơ sở những quy định chung và thống nhất của pháp luật hiện hành, nhưng trên thực tế, mỗi DNTN có vai trò, vị trí, nhiệm vụ cụ thể riêng trong quá trình sản xuất kinh
doanh.
Thực tế cho thấy, bên cạnh những quy định chung và thống nhất của Nhà nước về doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân nói chung, các doanh nghiệp tư nhân cụ thể hoạt động kinh doanh trên từng ngành, nghề khác nhau, trong chừng mực nhất định sẽ có sự khác nhau nhất định trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của một doanh nghiệp tư nhân nói chung. Do đó, địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sẽ gồm 2 bộ phận: tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được quy định cho doanh nghiệp tư nhân nói chung và tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý được xác định cho mỗi doanh nghiệp tư nhân cụ thể nói riêng.
Về hình thức pháp lý, hai bộ phận cấu thành nên địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân được thể hiện bằng hai hình thức khác nhau. Bộ phận thứ nhất về địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân được thể hiện trong Luật doanh nghiệp 2020 quy định và các quy định pháp luật có liên quan. Địa vị pháp lý của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng bị chi phối bởi luật doanh nghiệp và luật chuyên ngành. Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có sự nhất trí khái niệm luật chuyên ngành nhưng theo tác giả, luật chuyên ngành là luật
2. Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân
2.1. Ưu điểm của loại hình doang nghiệp tư nhân
Qua những đặc điểm và các phân tích nói trên, nhận thấy ưu điểm của Doanh nghiệp tư nhân như sau:nhân như sau:ư
Thứ nhất: chủ sở hữu chủ động trong các quyết định mà không phải thông qua bất cứ chủ thể nào
Thứ hai: Doanh nghiệp tư nhân có cơ cấu tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Dễ dàng trong khâu quản lý doanh nghiệp
Thứ ba: với chế độ trách nhiệm vô hạn mà pháp luật đặt ra với chủ doanh nghiệp tư nhân tạo cho khách hàng sự tin tưởng trong quá trình làm việc với doanh nghiệp
Thứ tư: Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán, cho thuê doanh nghiệp của mình cho người khác.
Thứ năm: hồ sơ, thủ tục thành lập dễ dàng. Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân được đánh giá là khá đơn giản so với thủ tục đối với các loại hình doanh nghiệp khác.
2.2. Nhược điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân
Ngoài những ưu điểm kể trên, Doanh nghiệp tư nhân cũng tồn tại những hạn chế nhất định
Thứ nhất: Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
Thứ hai: khi xảy ra rủi ro, chủ doanh nghiệp là chủ thể chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Ngay cả khi chủ doanh nghiệp đã thuê người khác làm người quản lý doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp mình.
Thứ ba: với cơ cấu một chủ sở hữu là cá nhân, doanh nghiệp tư nhân đôi khi gặp cản trở về vốn có hạn. Đôi khi gây cản trở cho sự phát triển, hướng đi mới của doanh nghiệp.
Thứ tư: Hạn chế việc huy động vốn do doanh nghiệp tư nhân không được pháp hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
Thứ năm: Chủ doanh nghiệp tư nhân khôn có quyền được góp vốn để thành lập công ty TNHH hoặc mua cổ phần của công ty cổ phần.
Thứ sáu: Đồng thời chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân không thể làm chủ hộ kinh doanh cá thể hay thành viên của công ty hợp doanh.
Trên đây là hông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Đặc điểm pháp lý và địa vị pháp lý của doanh nghiệp tư nhân” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.