Cổ phần ưu đãi hoàn lại? Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ phần ưu đãi hoàn lại? Cổ phần ưu đãi hoàn lại có được chuyển nhượng không?
Trong công ty cổ phần có các loại cổ phần khác nhau, đó chính là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cũng chính là phần nhỏ nhất của công ty cổ phần, trong đó cổ phần ưu đãi hoàn lại là một loại cổ phần trong công ty cổ phần cũng đang rất được quan tâm. Để hiểu thêm về Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ phần ưu đãi hoàn lại tại bài viết dưới đây
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại
Cổ phần ưu đãi được hiểu là một loại chứng khoán tài chính do công ty cổ phần phát hành cho các thể nhân hay định chế đầu tư để gọi vốn dài hạn. Cổ phần ưu đãi đem lại cổ tức cố định và nhìn chung được chia cổ tức trước cổ phần thông thường. Khi công ty bị giải thể hay thanh lý, trong trường hợp này người nắm cổ phần ưu đãi được hưởng tài sản còn lại trước cổ đông phổ thông và sau khi công ty đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ. Về nguyên tắc, trong công ty thì người nắm cổ phần ưu đãi không có quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông của công ty.
Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi nhận tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Khi công ty bị giải thể hay thanh lý, người nắm cổ phần ưu đãi được hưởng tài sản còn lại trước cổ đông phổ thông và sau khi công ty đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ. Về nguyên tắc, người nắm cổ phần ưu đãi không có quyền bỏ phiếu tại đại hội cổ đông của công ty. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi nhận tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
2. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Căn cứ theo quy định tại điều 118. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại
1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 114 và khoản 6 Điều 148 của Luật này.
Như vậy, dựa trên căn cứ theo quy định này ta có thể thấy rằng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền cụ thể như cổ đông phổ thông như nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần, tư do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác…. Trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát theo quy định. Như trên có thể nhận ra rằng pháp luật quy định như vậy có phần nào hạn chế quyền của chủ sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại, Bên cạnh đó thì với những lợi ích mà cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại được hưởng thì những hạn chế trên nhằm mục đích để hạn chế tối đa việc can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của công ty, những vấn đề quan trọng của công ty nhằm góp phần ngăn chặn các đối thủ nắm giữ được các thông tin và các hoạt động quan trọng của công ty va gây ra hậu quả bất lợi.
Theo quy định thì công ty cổ phần được quyền phát hành cổ phần các loại để có thể huy động vốn khi cần thiết. Các loại cổ phần phát hành gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Trong cổ phần ưu đãi gồm có cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi. Mỗi loại cổ phần ưu đãi sẽ cho cổ đông sở hữu các quyền, nghĩa vụ và lợi ích khác nhau.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết có số phiếu biểu quyết cao hơn cổ phần phổ thông cho nên cổ đông ưu đãi biểu quyết có thể có quyền biểu quyết cao hơn cổ đông phổ thông trong Đại hội đồng cổ đông. Cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được trả cổ tức cao hơn cổ phần phổ thông nhưng cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Kết luận, từ những phân tích như trên chúng ta thấy rằng cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền như cổ đông phổ thông như nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần, tư do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác…trừ những trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiêm soát theo quy định.
Cổ phần này ưu đãi hoàn lại có ưu điểm đó là cổ đông sở hữu có thể hoàn lại vốn góp bất kỳ lúc nào và chỉ cần yêu cầu mua lại cổ phần hoặc được hoàn lại vốn khi thỏa mãn điều kiện ghi trên cổ phần theo quy định. Dụa trên điều này và các đặc điểm của cổ phần ưu đãi hoàn lại sẽ giúp cổ đông dễ dàng rút vốn đầu tư cho kinh doanh hơn các cổ đông khác trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, cổ đông ưu đãi hoàn lại cũng có các quyền giống cổ đông phổ thông nhưng trừ các quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và việc thực hiện những quyền này phải tuân thủ đúng quy định mà pháp luật đề ra.
3, Cổ phần ưu đãi hoàn lại có được chuyển nhượng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 và Điều 118 của
Căn cứ theo quy định tại điều 127 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định cụ thể thì thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành như sau:
– Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp, chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
– Trong trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
Như vậy dựa trên quy định này có thể thấy pháp luật ban hành quy định này nhằm để bảo vệ lợi ích của những người đến mua cổ phần sau khi công ty thành lập. Nghĩa là, các cổ đông đã có ý tưởng sáng lập ra công ty phải có trách nhiệm gắn bó với công ty, không được tùy ý từ bỏ công ty. Khi cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho cá nhân khác dễ dẫn đến các bất ổn trong hoạt động của công ty vì họ là những người gắn bó với doanh nghiệp từ ngay những ngày đầu doanh nghiệp thành lập. Việc một cổ đông sáng lập rời khỏi công ty phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận, tức là phải được sự đồng ý của các cổ đông khác.
Trên đây là thông tin