Khái quát về doanh nghiệp nhà nước? Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Các loại hình doanh nghiệp nước ta đều được pháp luật quy định cụ thể và có quy chế riêng, cơ cấu tổ chức quản lý khác nhau. Vậy quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước được
Cơ sở pháp lý:
– Luật Doanh nghiệp 2021.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân được chính phủ thành lập để thay mặt chính phủ tham gia vào các hoạt động thương mại. Nó có thể thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của chính phủ và thường được dành để tham gia vào các hoạt động thương mại cụ thể.
Doanh nghiệp nhà nước là một thực thể do chính phủ thành lập nhằm mục đích tham gia vào các hoạt động thương mại. Chính phủ thường nắm quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần đối với bất kỳ DNNN nào thường được chấp thuận tham gia vào các hoạt động cụ thể. Các Doanh nghiệp nhà nước đại diện cho chính phủ trong các nỗ lực thương mại và cũng bán các nguồn lực vật chất cho các tổ chức và tập đoàn thương mại. Còn được gọi là các tập đoàn thuộc sở hữu của chính phủ (GOC), các tổ chức thuộc sở hữu nhà nước không nên nhầm lẫn với các công ty niêm yết có cổ phiếu được sở hữu một phần bởi cơ quan chính phủ, vì các công ty này thực sự là tập đoàn đại chúng có tổ chức chính phủ là một của các cổ đông của họ.
Doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp là một trong các loại hình doanh nghiệp, theo đó thì đặc thù của doanh nghiệp nhà nước là có vốn đầu tư nước ngoài.
Doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2021. Theo Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Theo quy định tại Điều này thì Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Doanh nghiệp nhà nước có thể có hai dạng là Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định vừa nêu ở trên bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
– Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của Luật Doanh nghiệp bao gồm bao gồm:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Áp dụng quy định đối với doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 89 Luật Doanh nghiệp 2021 như sau:
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của Luật Doanh nghiệp được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và các quy định khác có liên quan của Luật doanh nghiệp; trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định của Luật doanh thì áp dụng quy định tại Chương IV luật doanh nghiệp 2021.
+ Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo các quy định tại Mục 1 Chương III hoặc công ty cổ phần theo các quy định tại Chương V của Luật Doanh nghiệp 2021.
2. Quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp là một pháp nhân, để tồn tại thì doanh nghiệp phải có tổ chức theo hệ thống để có thể đi vào hoạt động đúng với loại hình doanh nghiệp và đảm bảo doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, hoạt động theo đúng mô hình. Mỗi loại doanh nghiệp có một cơ cấu khác nhau theo quy định của Luật, về cơ bản, Luật chia các loại doanh nghiệp khác nhau với các cơ cấu khác nhau nhằm mục đích đảm bảo được bản chất của các loại hình doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp sẽ đưa doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng tiến độ và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 90 Luật doanh nghiệp 2021 như sau:
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
– Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
– Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Theo đó thì Cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để tổ chức doanh nghiệp nhà nước , tiến hành quản lý công ty.
Doanh nghiệp nhà nước và xác định tỷ lệ vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp như sau:
+ Công ty mẹ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con không là công ty con trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty và nhóm công ty mẹ – công ty con khác.
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết do Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp là tổng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ, cổ phần có quyền biểu quyết của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nắm giữ tại doanh nghiệp đó.
+ Công ty độc lập quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp (Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định) là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và không thuộc nhóm công ty mẹ – công ty con.
Đôi khi, một Doanh nghiệp nhà nước được tạo ra từ một cơ quan chính phủ thông qua một quá trình được gọi là tập thể hóa. Điều này cho phép cơ quan tự chuyển đổi thành một doanh nghiệp vì lợi nhuận. Thông thường, Doanh nghiệp nhà nước mới thành lập vẫn hoạt động với các mục tiêu của chính phủ, nhưng về mặt chính thức thì Doanh nghiệp nhà nước này hoạt động như một doanh nghiệp thương mại. Đôi khi, chính phủ của các nước đang phát triển sẽ thành lập một doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực mà họ muốn phát triển hoặc khai thác để thúc đẩy vị thế kinh tế của họ trên trường toàn cầu.
Mặc dù một Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh doanh vì lợi nhuận, nhưng có một số Doanh nghiệp nhà nước không tạo ra lợi nhuận. Ví dụ: hệ thống bưu chính của Hoa Kỳ có thể hoạt động thua lỗ trong một thời gian dài. Mặc dù một số Doanh nghiệp nhà nước có thể được phép hoạt động không thành công, nhưng những Doanh nghiệp nhà nước có tầm quan trọng đối với hoạt động của nhà nước có thể nhận được tài trợ của chính phủ để tiếp tục hoạt động – đặc biệt là những Doanh nghiệp nhà nước được coi là quan trọng đối với cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Trong những trường hợp này, các Doanh nghiệp nhà nước thực sự phải trả chi phí cho chính phủ thay vì tạo ra doanh thu. Trong trường hợp của Trung Quốc, điều này đã khiến một số người buộc tội chính phủ đã hỗ trợ một cách giả tạo cái gọi là các tập đoàn xác sống mà nếu không sẽ ngừng hoạt động.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề liên quan đến Khái quát về doanh nghiệp nhà nước, quy định về cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề liên quan khác đến doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước.