Quyền của thành viên Hội đồng thành viên? Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên?
Như chúng ta đã biết thì Hội đồng thành viên chỉ có ở công ty TNHH nhưng không phải công ty TNHH nào cúng có hội đồng thành viên, cũng đóng vai trò quan trọng đối với công ty ngoài hội đồng thành viên đó chính là thành viên Hội đồng thành viên đó là những người tham gia cam kết góp vốn, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết và được ghi trong sổ đăng kí thành viên của công ty, khi thành lập và đăng kí công ty TNHH họ sẽ có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
Căn cứ theo quy định tại điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên Luật doanh nghiệp 2020quy định:
1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
a) Tham dự họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
b) Có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 của Luật này;
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;
d) Được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty giải thể hoặc phá sản;
đ) Được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ;
e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ, tặng cho và hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty;
g) Tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật và người quản lý khác theo quy định tại Điều 72 của Luật này;
h) Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
2. Ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% số vốn điều lệ trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền;
b) Kiểm tra, xem xét, tra cứu sổ ghi chép và theo dõi các giao dịch, sổ kế toán,
c) Kiểm tra, xem xét, tra cứu và sao chụp sổ đăng ký thành viên, biên bản họp, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên và tài liệu khác của công ty;
d) Yêu cầu
3. Trường hợp công ty có một thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ và Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại khoản 2 Điều này thì nhóm thành viên còn lại đương nhiên có quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định nêu như trên chúng ta có thể thấy được quyền và lợi ích của hội dồng thành viên được pháp luật đề ra rất chi tiết, theo đó thành viên hội đồng thành viên có thể thực hiện những quyền này trong hoạt động của công ty TNHH. Có thê thấy doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đều có thể tổ chức cơ cấu quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp đề ra thì trong trường hợp doanh nghiệp nhà nước thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và thành viên với số lượng theo quy định đó là không quá 7 người sẽ do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc khen thưởng, kỷ luật dựa trên quy định của pháp luật
Kết luận: Thông qua các quyền cơ bản mà pháp luật đưa ra thành viên và hội đồng thành viên cần nắm rõ để có thể bảo vệ quyền lợi cho chính mình và cho công ty trong những trường hợp phát sinh, đối với những trường hợp hội đồng thành viên đưa ra những nghị quyết và quyết định buộc thành viên hội đồng thành viên thực hiện thì có thể thực hiện theo quy định về quyền của mình để yêu cầu lên
2. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
Căn cứ theo quy định tại điều 50. Nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên Luật doanh nghiệp 2020quy định:
1. Góp đủ, đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 47 của Luật này.
2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại các điều 51, 52, 53 và 68 của Luật này.
3. Tuân thủ Điều lệ công ty.
4. Chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
5. Chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện các hành vi sau đây:
a) Vi phạm pháp luật;
b) Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây thiệt hại cho người khác;
c) Thanh toán khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra đối với công ty.
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Như vậy dựa trên điều chúng tôi đã phân tích như trên có thể thấy pháp luật quy định quyền của thành viên trong hội đồng thành viên sẽ được thực hiện những công việc gì, bên cạnh đó thành viên hội đồng thành viên cũng phải có nghĩa vụ tương ứng, như điều luật trên đây chúng tôi thấy pháp luật quy định một số nghĩa vụ cụ thể như thuecj hiện đống góp vốn theo quy định đó là số vốn cam kết đóng khi đăng kí doanh nghiệp và số vốn này được ghi trong điều lệ của công ty, thành viên trong hội đồng thành viên có trách nhiệm tôn trọng và nghĩa vụ tuân thủ điều lệ được đưa ra đó.
Bên cạnh đó cũng có một số nghĩa vụ như chấp hành nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên điều này là hoàn toàn đúng và rất cần thiết bởi pháp luật đã nêu ra ” Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Cơ quan này bao gồm tất cả thành viên công ty là cá nhân và người đại diện theo ủy quyền của thành viên công ty là tổ chức” chính vì thế nên thành viên hội dồng thành viên có nghĩa vụ tuân theo những kế hoạch và công việc mà hội đồng thành viên phân công đảm nhận.
Ngoài ra trên điều luật trên còn đưa ra nghĩa vụ về hành vi thuộc về thành viên hội đồng thành viên khi thực hiện nếu có vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật, nếu trường hợp gây thiệt hại cho người khác thì phải thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ bồi thường theo quy định và những nghĩa vụ khác có liên quan nếu có phát sinh.
Có một số trường hợp như cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty theo quy định của pháp luật. Vói vai trò và nghĩa vụ của thành viên hội đồng thành viên trong công ty họ sẽ góp phần để quyết định rất nhiều yếu tố về sự thành công của một trong việc làm ăn kinh doanh của công ty. Vì thế nên khi thành lập từ hai thành viên trở lên cần xem xét và lựa chọn thành viên hội đồng thành viên sao cho thật tốt để tránh những rắc rối trong thực hiện công việc và công tác của công ty sau này. Nhất là việc kinh doanh và hợp tác luôn có những mâu thuẫn , phát sinh.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quyền và nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.