Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu? Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ? Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp? Trách nhiệm của tổ chức vận hành hệ thống mạng đấu thầu quốc gia?
Hoạt động đấu thầu được
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành.
–
1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu?
Đối với các hoạt động đấu thầu được nhà nước quản lý bằng việc ban hành các luật, văn bản hướng dẫn liên quan để hoạt động đấu thầu được thực hiện theo đúng quy định.
Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu được quy định tại Điều 81
– Nhà nước là chủ thể sẽ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như các chính sách dành riêng cho hoạt động đấu thầu.
Sau khi đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì việc phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản, các chính sách về đấu thầu là hoạt động không thể thiếu. Các văn bản, các chính sách phải được tiếp cận đến những chủ thể tiến hành hoạt động đấu thầu để các chính sách đi vào thực tiễn, đưa hoạt động đấu thầu đi vào đường lối, chính sách, tránh việc thiếu hiểu biết và không áp dụng các quy phạm pháp luật vào hoạt động đấu thầu dẫn đến sai phạm pháp luật.
– Nhà nước tiến hành cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu: hoạt động đấu thầu phải được nhà nước cấp chứng chỉ hành nghề do đây là ngành nghề có điều kiện, khi các tổ chức muốn hành nghề thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với việc hành nghề đấu thầu.
Cụ thể tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2019/TT-BKHĐT hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thì việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu được thực hiện như sau:
Đối với hồ sơ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu:
+ Nhà nước lưu trữ hồ sơ như sau: Hồ sơ đăng ký thi sát hạch được lưu trữ trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Việc lưu trữ hồ sơ thi sát hạch nhằm mục đích quản lý được những chủ thể tham dự thi sát hạch và lưu lại hồ sơ của những chủ thể này nhằm mục đích đối chiếu về sau.
+ Đối với lưu trữ các quyết định liên quan: Ngoài việc lưu trữ hồ sơ thi sát hạch thì những tài liệu liên quan đến việc tổ chức thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu cũng phải được lưu trữ. Chủ thể lưu trữ các tài liệu liên quan này là Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Thời hạn lưu trữ các quyết định liên quan đến trong thời gian tối thiểu là 05 năm kể từ khi ban hành quyết định.
Cụ thể thì các quyết định phải lưu trữ bao gồm các quyết định sau:
Quyết định thành lập hội đồng thi; quyết định thành lập các bộ phận giúp việc cho hội đồng thi;
Quyết định phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện thi sát hạch;
Quyết định công nhận kết quả thi sát hạch, kết quả phúc khảo (nếu có);
Quyết định cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu.
Những quyết định này là những quyết định chính và bắt buộc phải có và là những quyết định chính, với các nội dung mang tính công nhận đối với những chủ thể đáp ứng điều kiện hành nghề đấu thầu, do đó những quyết định này cần được lưu trữ để phục vụ cho các hoạt động giải quyết sau này.
+ Lưu trữ đề thi: Đề thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu là một tỏng những tài liệu cần được lưu trữ. Việc lưu trữ đề thi phải kèm theo việc lưu trữ đáp án đề thi, bài thi sát hạch và các tài liệu có liên quan khác của từng kỳ thi sát hạch. Chủ thể có trách nhiệm lưu trữ đề thi và các tài liệu liên quan là Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Lưu trữ đề thi này sẽ được lưu trữ 01 bộ và được trong thời gian tối thiểu là 03 năm kể từ ngày tổ chức kỳ thi sát hạch đó.
– Để nâng cao hiểu biết trong quá trình đấu thầu, nâng cao chuyên môn thực hiện công tác đấu thầu thì Nhà nước thực hiện quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng về đấu thầu để những chủ thể liên quan đến hoạt động đấu thầu có được kiến thức vững vàng để thực hiện các hoạt động đấu thầu.
Theo Điều 112
– Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện các nhiệm vụ được nhà nước phân công trong hoạt động quản lý đấu thầu. Trên cơ sở các văn bản do Nhà nước ban hành về đấu thầu thì Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về giảng viên đấu thầu, cơ sở đào tạo, cá nhân được cấp chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu. Đây là một trong những hoạt động nhằm hệ thống hóa và nắm bắt các hoạt động đấu thầu, dựa trên cơ sở dữ liệu đã được hệ thống hóa thì Bộ kế hoạch và đầu tư có thể giúp nhà nước quản lý được các thông tin về các dự án đấu thầu.
– Việc thi sát hạch để được cấp chứng chỉ hoạt động hành nghề đấu thầu được xác định theo một khung tiêu chuẩn nhất định để việc đánh giá công bằng, do đó mà Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ là chủ thể tiến hành xây dựng và ban hành chương trình khung và tài liệu đào tạo về đấu thầu để việc đánh giá, sát hạch được đồng bộ trên phạm vi cả nước.
– Bộ kế hoạch và đầu tư dựa trên các văn bản pháp luật được ban hành về đấu thầu mà tiến hành ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về đăng ký, thẩm định và công nhận cơ sở đào tạo, giảng viên về đấu thầu để các chủ thể tiến hành hoạt động đấu thầu có thể nắm bắt được chính xác các văn bản đấu thầu để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
– Để công nhận các chủ thể có đủ điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đấu thầu thì Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành tổ chức các kỳ thi sát hạch để cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, việc tổ chức các kỳ thi được thực hiện theo các nguyên tắc về tổ chức thi.
– Giảng viên về đấu thầu phải là những cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện về đấu thầu, do đó giảng viên cần phải được đào tạo và phải được cấp chứng chỉ hoạt động, do đó Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ tiến hành tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ cho giảng viên về đấu thầu.
2. Trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ?
Tại Điều 82 Luật đấu thầu 2013 thì trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định để bổ sung trách nhiệm, hỗ trợ Nhà nước hoạt động quản lý đấu thầu.
Việc quản lý đầu thầu trên cả nước cần được thực hiện thống nhất, do việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng trên phạm vi cả nước, vì vậy mà Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên phạm vi cả nước nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động đấu thầu được quản lý bởi nhà nước cùng với Chính phủ.
Theo đó thì người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ thực hiện trách nhiệm sau đây:
+ Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền trong việc đưa ra các quyết định các nội dung về đấu thầu quy định đối với các dự án thuộc thẩm quyền của mình, điều này thể hiện được vai trò quản lý của Chính phủ đối với các dự án thuộc thẩm quyền, điều chỉnh sao cho những dự án này được thực hiện đúng quy định pháp luật và phù hợp với các dự án đã được phê duyệt.
+ Đối với việc phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thì sẽ do Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Như vậy Thủ tướng Chính phủ bên cạnh thẩm quyền đưa ra các quyết định thì còn có thẩm quyền trong việc phê duyệt phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
+ Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, thực tế vẫn diễn ra những sai phạm trong quá trình thực hiện, khi có các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình đấu thầu thì sẽ phát sinh việc khiếu nại và tố cáo, những trường hợp này Thủ tướng chính phủ sẽ có trách nhiệm tiến hành chỉ đạo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan đến quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo này.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia đối với các nội dung về trách nhiệm, nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu cũng như các nội dung liên quan khác.