Với sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế đã đòi hỏi các chủ doanh nghiệp cần tạo ra cho mình những năng lực để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng trong thị trường. Năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp có vai trò rất lớn đối với đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Năng lực cạnh tranh là gì?
Năng lực cạnh tranh là những thế mạnh, những ưu điểm của chủ thể này có nhưng đối thủ cạnh tranh không có. Năng lực cạnh tranh thường xuất hiện trong mối quan hệ kinh doanh, các đối thủ cạnh tranh với nhau về một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó từ đó tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tốt hơn để thu hút người tiêu dùng.
Hiện nay, đối với nền kinh tế thị trường tại nước ta thì năng lực cạnh tranh lại được quan tâm, phạm vi xác định trong phạm vi từng quốc gia, từng ngành công nghiệp hoặc từng doanh nghiệp.
Theo cộng đồng cạnh tranh quốc gia thì năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được thành công trên thị trường trong việc nâng cao tiêu chuẩn sống cho mọi người, bắt nguồn từ mức độ cạnh tranh của công ty và môi trường kinh doanh cho phép và khuyến khích sự đổi mới, đầu tư góp phần mạnh mẽ vào việc tăng năng suất, tăng mức thu nhập thực tế và tạo nên sự phát triển bền vững.
2. Các yếu tố cấu thành, cấp độ năng lực cạnh tranh:
Thứ nhất, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh
Đối với doanh nghiệp cùng kinh doanh trên thị trường thì việc không tránh khỏi đó chính là sự cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành nghề trên thị trường. Và yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh được thể hiện qua các nội dung sau:
Một, chất lượng sản phẩm, sự uy tín về thương hiệu của doanh nghiệp được xem là yếu tố quyết định khá lớn đối với cạnh tranh lâu dài. Thương hiệu được xây dựng dựa trên sự uy tín, chất lượng sản phẩm lâu dài, đến những yếu tố quyết định khác tạo nên thương hiệu. Chính vì vậy, để có thể có được một thương hiệu uy tín thì thương hiệu có yếu tố quyết định quan trọng. Nếu sản phẩm được tạo ra và bán thị trường nhưng đánh giá về chất lượng sản phẩm thấp, không đạt được sự yêu chuộng của người tiêu dùng về giá cả, chất lượng, chăm sóc khách hàng….không đạt hiệu quả thì sẽ không thể nào xây dựng một thương hiệu có sức ảnh hưởng đến thị trường.
Hai, khả năng liên kết với các doanh nghiệp khác và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Mạng lưới giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa với các nước khác sẽ tạo nên một năng lực cạnh tranh mà ít doanh nghiệp có thể xây dựng được. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Việc liên kết với các công ty nước ngoài vừa thể hiện được chất lượng sản phẩm tốt vừa góp phần làm tăng số lượng khách hàng và có thể tiêu thụ với giá cao hơn so với thị trường trong nước, từ đó mở rộng quy mô, mạng lưới trao đổi hàng hóa.
Ba, một yếu tố không thể bỏ qua đó chính là nguồn nhân lực, nguồn vốn và trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Một công ty hội tụ nhiều nhân tài nhất định sẽ tạo ra những giá trị, những chiến lược kinh doanh hiệu quả từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng, tăng năng suất.
Thứ hai, cấp độ năng lực cạnh tranh
Hiện nay, năng lực cạnh tranh có thể được phân thành ba cấp độ
Một, cấp quốc gia
Năng lực cạnh tranh quốc gia được hiểu là dựa trên các trụ cột của một quốc gia của một diễn đàn kinh tế nổi tiếng thì năng lực cạnh tranh quốc gia là một hệ thống các thể chế, chính sách, quy định tạo nên mức sản lượng của một quốc gia. Nói cách khác, một nền kinh tế cạnh tranh thì có xu hướng có thể đem tới mức thu nhập cao hơn cho các công dân của mình, tỷ lệ tái đầu tư lớn hơn và do đó có thể phát triển nhanh hơn trong tương lai trung và dài hạn.
Như vậy, năng lực cạnh tranh của quốc gia là khả năng của một đất nước sau khi thực hiện các công việc trong một quá trình dài thì đạt được những vượt trội, bền vững, nhanh chóng về mức sống. Hoặc có thể hiểu qua những giá trị, mức sống, nguồn thu nhập của người dân tại quốc gia đó.
Nhiều quan điểm còn cho rằng năng lực cạnh tranh của quốc gia còn được thể hiện qua hiệu suất sản xuất của quốc gia đó. Và nguồn tác động vào năng lực này chính là dựa vào nguồn nhân lực, nguồn vốn và nguồn tài nguyên của quốc gia hoặc những chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư, thu hút nguồn đầu tư nước ngoài.
Hai, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp thể hiện qua khả năng sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp đã đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đa số năng lực cạnh tranh ở cấp độ này được thể hiện qua khả năng lợi nhuận, chi phí, năng suất sản xuất và thị phần. Và yếu tố tác động vào năng lực này chính là quản trị nhân lực, tài chính, phòng kinh doanh, những kiến thức về mặt công nghệ, khả năng lường trước được nhu cầu của thị trường. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể như sau:
- Năng suất lao động: Đây được xem là yếu tố góp phần quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực lao động được tính dựa trên các số liệu thống kê về số lượng sản phẩm, giá trị tạo ra trong một khoảng thời gian xác định. Để có được năng suất lao động người quản lý doanh nghiệp đã phải lựa chọn, đào tạo người lao động, trình độ quản lý của các cán bộ cấp cao và trình độ phát triển công nghệ của doanh nghiệp.
- Thị phần: Thị phần là yếu tố vô cùng quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Mỗi một doanh nghiệp sẽ có một thị phần nhất định, thị phần của doanh nghiệp là phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp đó chiếm lĩnh trên tổng thị trường kinh doanh.
- Thương hiệu doanh nghiệp: Chúng ta vẫn thường hay nghe đến nhiều thương hiệu nổi tiếng và đa số những thương hiệu đó đã trải qua thời gian xây dựng khá lâu và được nhiều người quan tâm. Trong giai đoạn công nghệ phát triển như ngày nay thì khi các sản phẩm dịch vụ có thương hiệu lại càng được chú ý và lan truyền mạnh mẽ. Khi sản phẩm, dịch vụ được nhiều người quan tâm và được sự tin tưởng từ khách hàng và công chúng thì doanh nghiệp đó càng có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường.
- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Một điểm thu hút được nhiều nhà đầu tư và sự quan tâm của nhiều người đó chính là lợi nhuận, phần doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi tất cả các khoản chi phí trong doanh nghiệp. Còn tỷ suất lợi nhuận đó chính là hiệu quả sử dụng nguồn vốn trên mức lợi nhuận tạo ra. Chính vì vậy, khi một doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận cao thì doanh nghiệp đó đã có năng lực cạnh tranh càng lớn trên thị trường.
Việc có năng lực cạnh tranh đã giúp cho doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, hấp dẫn khách hàng mục tiêu; Giúp doanh nghiệp thu được nhiều doanh thu và lợi nhuận hơn và cải thiện vị trí, vị thế của mình trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Hai, cấp ngành
Cạnh tranh giữa các ngành còn được coi là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi nhuạn hơn và kết quả là tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được xác định bằng phần trăm thị phần của sản phẩm trên thị trường. Các nhà nghiên cứu sẽ xem xét đánh giá năng lực sản phẩm dựa trên chi phí và năng suất sản xuất của doanh nghiệp đó so với đối thủ cạnh tranh.
Khi một sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp được sử dụng hay tiêu thụ nhiều sẽ góp phần làm cho tỷ lệ cạnh tranh ngành của sản phẩm, dịch vụ đó được tăng theo và kéo theo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo không chỉ trong thị trường trong nước mà sang cả các nước trên thế giới.
3. Các hành vi bị cấm có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh:
Thứ nhất, cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
- Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp được thể hiện qua các chế độ ưu đãi liên quan đến thuế, ưu tiên các thủ tục hành chính, phê duyệt dự án…
- Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh cụ thể như hành vi cho phép duy nhất một doanh nghiệp được phép buôn bán mặt hàng nào đó tại nước ta và các doanh nghiệp khác thì không được, hoặc đe dọa chủ doanh nghiệp phải bán với giá cao hơn để tạo điều kiện cho công ty khác bán được hàng hóa…
- Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ hai, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
– Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
+ Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó, sử dụng các thiết bị, phần mềm can thiệp trực tiếp vào phần mềm quản lý nội bộ của doanh nghiệp để lấy thông tin mặt dù hành vi này chưa được cho phép.
+ Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó. Sử dụng nguồn thông tin có được để thực hiện trao đổi, mua bán để thủ lợi bất chính với đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.
– Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
– Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó. Lợi dụng chức quyền cho người đến kiểm tra, ngăn chặn việc buôn bán của công ty hoặc tạo ra những hành vi xô xát để gây rối trật tự tại công ty nhằm mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của công ty.
– Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
+ Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
+ So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung. Các doanh nghiệp thường hay có hành vi tạo ra kênh truyền thông quảng cáo sản phẩm nhưng lại chứa nội dung so sánh về chất lượng, thành phần sản phẩm hoặc giá cả nhằm tạo sự bất lợi cho đối thủ cạnh tranh và nâng cao giá trị hàng hóa của mình.
– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: