Quy định về cấp, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế? Quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế?
Nha nước Việt Nam quy định mọi người dân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ nước ta đều phải thực hiện việc tham gia đóng bảo hiểm y tế để chi trả phần lớn chi phí khám bệnh, xét nghiệm, thuốc men và chăm sóc cho người có thẻ khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo như quy định của pháp luật hiện hành. Hiện nay, đất nước ta vẫn còn rất nhiều mảnh đời, rất nhiều hộ gia định vẫn còn bị cái nghèo đeo bám và chưa thể thoát ra được, họ quanh năm suốt tháng chỉ quan tâm đến việc kiếm ăn từng bữa nên việc khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế giúp người nghèo và cận nghèo bớt đi gánh nặng chi tiêu cho gia đình khi ốm đau. Do chính sách tham gia bảo hiểm y tế là bắt buộc nhưng cũng có rất nhiều chế độ miễn giảm chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho những đối tượng được quy định tại Điều này.
Vậy sau khi tham gia vào bảo hiểm y tế thì pháp luật đã quy định về việc cấp, cấp lại, thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như thế nào? Khi nào thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng tham gia? Các trường hợp được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế được pháp luật quy định như thế nào? và thủ tục cấp lại ra sao? Những hành vi vi phạm nào dẫn đến việc thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế? Để trả lời các câu hỏi này, trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quy bạn đọc hiểu thêm về nội dung quy định về cấp, cấp lại, thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Cơ sở pháp lý
–
–
Mục lục bài viết
1. Quy định về cấp, cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
1.1. Quy định cấp thẻ bảo hiểm y tế
Trên cơ sở quy định tại Điều 16 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về thẻ khái niệm của Bảo hiểm y tế là: “Thẻ bảo hiểm y tế được cấp cho người tham gia bảo hiểm y tế và làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo quy định của Luật này”. Trong đó, bảo hiểm y tế được biết đến dưới quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì loại bảo hiểm này phải được thực hiện và áp dụng bằng hình thức bảo hiểm bắt buộc. Trên cơ sở bắt buộc đó thì quy định về bảo hiểm này được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định để chăm sóc sức khỏe mà nhà nước Việt Nam muốn hướng tới việc cải thiện sức khỏe của công dân nước mình, chứ không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Như vậy, người tham gia sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế để làm căn cứ hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế theo đối tượng mà mình tham gia. Sau khi đôi tượng được quy định đã đăng ký tham gia thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ được cơ quan bảo hiểm thực hiện việc cấp thẻ và mã số bảo hiểm của mỗi đối tượng là khác nhau. Điều này được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật BHYT năm 2008 nêu rõ: ” Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế”.
Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật bảo hiểm y tế đã quy định về việc cấp thẻ bảo hiểm thì đối với mỗi người tham gia chỉ được cấp 01 thẻ bảo hiểm y tế duy nhất. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hợp một người có đến hai thẻ bảo hiểm y tế. Lý do, mà có tình trạng này là bởi một người có thể thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nên dễ dẫn đến trường hợp đã tham gia theo đối tượng này lại đóng thêm theo nhóm đối tượng khác. Chính vì để giảm thiểu việc có những quy định hổng về việc đang ký tham gia nhiều lần bảo hiểm y tế để trục lợi thì pháp luật hiện hành cần phải đưa ra các giải pháp để bảo vệ đối tượng tham gia bảo hiểm và quỹ bảo hiểm của nước ta.
1.2. Quy định cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Trên cơ sở quy định tại Điều 18 của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, thẻ bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện cấp lại trong trường hợp người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp những bị mất thẻ và người bị mất thẻ cần phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ theo đúng quy định. Bên cạnh đó thì, pháp luật này cũng đã có quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm thì trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người có thẻ vẫn được hưởng các quyền lợi của Bảo hiểm y tế. Đồng thời, khi thực hiện cấp lại thẻ, người xin cấp thẻ phải nộp phí cấp lại theo quy định. Do đó, người bị mất thẻ sẽ thực hiện thủ tục cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế trực tiếp như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm:
Người tham gia BHYT chuẩn bị: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
Người sử dụng lao động chuẩn bị: Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:
Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc Bảo hiểm xã hội cấp huyện quản lý.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh quản lý.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia. Trong 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Như vậy, để người bị mất thẻ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp có thẩm quyền thực hiện việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế bị mất thì người này cần phải thực hiện đúng theo trình tự thủ tục cấp thẻ bảo hiểm được nêu ra ở trên. Bên cạnh đó thì người bị mất thẻ cần phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ như đã được nêu ở bước 1 ở trên và theo như quy định trong thời hạn là 7 ngày làm việc thì người bị mất thẻ sẽ được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo như quy định của pháp luật hiện hành.
2. Quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
Trên cơ sở quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội hiện hành thì việc quy định người dân trên phạm vi cả nước cần phải thực hiện nghiêm túc về vấn đề tham gia đóng bảo hiểm y tế, sử dụng và bảo quản đối với thẻ bảo hiểm y tế mà cơ quan có thẩm quyền đã cấp cho mình. Để đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội và quy bảo hiểm của nhà nước thì pháp luật bảo hiểm y tế này đã quy định về việc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế chỉ được cấp duy nhất một thẻ bảo hiểm và thẻ này chỉ được dùng cho một đối tượng đã đăng ký tham gia loại bảo hiểm này và pháp luật này cũng quy định tuyệt đối về nhũng hành vi cho người khác sử dụng thẻ bảo hiểm của mình. Chính vì để thực hiện việc xử phạt nghiêm minh về những hành vi vi phạm này thì theo như quy định tại Điều 20 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 đã có các quy định về việc thu hồi, giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 20. Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
c) Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế
2. Thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ trong trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật”.
Từ quy định được nêu ra ở điều trên có thể thấy rằng người lao động sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung năm 2014) như sau:
Thứ nhất, đối với những trường hợp mà người được cấp thẻ bảo hiểm y tế có những hành vi vi phạm quy định của pháp luật hiện hành thì người lao động bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp sau đây:
– Người lao động có hành vi gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế. Việc này có thể được hiểu một cách đơn giản là việc người được cấp thẻ bảo hiểm này thực hiện việc đi khám rất nhiều lần và mật độ các lần tại tám cơ sở y tế trên một địa địa bàn trong trong một thời gian ngắn nhằm mục đích hưởng lợi từ việc bán số thuốc mà đã được cấp miễn phí từ quá trình khám của bảo hiểm.
+ Người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế. Khi hết thời hạn tham gia bảo hiểm y tế mà người có tên trong thẻ không thực hiện việc tiếp tục đóng tiền và để gián đoạn trong thời gian ba tháng thì sẽ không được tiếp tục được hưởng chế độ theo thẻ bảo hiểm đã được cấp trước đó và sẽ bị thu hồi lại.
+ Cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế. Việc này là do cơ quan bảo hiểm y tế có sự nhầm lẫn trong việc cấp trên 1 thẻ bảo hiểm y tế cho một đối tượng. Mà theo như quy định của pháp luật này thì một người chỉ được cấp duy nhất một thẻ bảo hiểm y tế.
Thứ hai, người lao động bị tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp người này đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác. Việc quy định này nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người tham gia vào bảo hiểm y tế và việc bảo vệ quyền lợi củ cơ quan bảo hiểm xã hội và ngân sách của quy bảo hiểm Quốc gia không bị thâm hụt bởi những hành vi vi phạm pháp luật này. Ngoài ra, người có thẻ bảo hiểm y tế bị tạm giữ phải có trách nhiệm đến nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo như quy định được nêu ra ở trên thì khi thuộc các trường hợp nêu trên, người lao động sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế. Chính vì thế, để đảm bảo quyền lợi của mình trong quá trình tham gia vào bảo hiểm y tế thì người thực hiện việc tham gia cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật này về việc tuyệt đối không cho người khác mượn và sử dụng thẻ bảo hiểm của mình để khám chữa bệnh.