Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội? Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ? Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung? Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội?
Để thực hiện có hiệu quả các công tác an sinh xã hội thì Nhà nước ta luôn Vậy nội dung và chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản liên quan được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
1. Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội?
Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh xã hội để đảm bảo cho người lao động trong xã hội được đảm bảo các quyền lợi trong quá trình lao động.
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến an sinh xã hội và cũng đã có Luật bảo hiểm xã hội được ban hành vào năm 2014 cùng với các văn bản pháp luật khác quy định kèm theo. Bên cạnh việc thực hiện các văn bản về bảo hiểm xã hội thì còn phải thực hiện các quy định có liên quan của Luật An toàn, vệ sinh lao động về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; Luật Việc làm về chế độ bảo hiểm thất nghiệp và các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động để đảm bảo rằng các vấn đề xoay quanh bảo hiểm xã hội đều được giải quyết, đáp ứng quyền và lợi ích cho người lao động khi tham gia vào mối quan hệ lao động và ổn định xã hội, nâng cao chế độ an sinh xã hội ở nước ta.
Với nhiều luật chính và các văn bản hướng dẫn liên quan, có đến hơn 60 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo hiểm xã hội, số lượng văn bản khá nhiều đặt ra một thực tế là làm sao gọn hơn, dễ tìm hơn đối với người sử dụng lao động và nhất là người lao động cần một hệ thống văn bản dễ hiểu nhất.
Gần đây, khi mà đại dịch covid 19 đang diễn ra và hoành hành, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, Nhà nước ta đã thể hiện vai trò của mình nhằm mục đích ổn định an sinh xã hội, bảo đảm thực hiện các chế độ, bảo đảm cân bằng quỹ – điều này hỗ trợ thiết thực cho các bên giảm chi phí, tạo thêm điều kiện cho doanh nghiệp hồi phục và sức cạnh tranh doanh nghiệp nhất là trong bối cảnh tác động nặng nề của đại dịch Covid-19 hiện nay. Nhiều chính sách và các nghị quyết hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch covid đã được đặt ra và được chi trả đúng tiến độ, giúp đỡ người lao động giải quyết được phần nào khó khăn do dịch bệnh gây ra.
Đối với các Luật điều chỉnh chính, cụ thể là
Qua thực tế luôn có những quy định khuyến khích những người không tham gia bảo hiểm bắt buộc tham gia bảo hiểm tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí, đảm bảo chế độ đến lúc về già, tuy nhiên trên thực tế vẫn chưa có nhiều người lao động tham gia chế độ hưu trí tự nguyện. Do đó mà Chính phủ và các cơ quan liên quan cần có các biện pháp để cải thiện các chính sách cũng như nâng cao, cải thiện mức sống của người lao động.
2. Hỗ trợ người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện?
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 14
– Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng 30%;
– Đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng 25%;
– Đối với các đối tượng khác được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng 10%.
Việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện này của nhà nước nhằm mục đích khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hỗ trợ những người lao động khó khăn tiếp cận được với bảo hiểm xã hội để nâng cao mức sống cho người lao động, đảm bảo chế độ an sinh xã hội. Việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện này còn phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để mức hỗ trợ được phù hợp với từng thời kỳ.
Nhà nước đã quy định về thời gian hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện này, tùy vào thưc tế đóng của mỗi người mà mức hỗ trợ không quá 10 năm (120 tháng).
3. Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ?
Để bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội thì Chính phủ và Bộ tài chính cũng như Hội đồng Quản lý BHXH Việt Nam đã có những chính sách thực hiện đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Theo báo cáo đến năm 2016 thì số dư đầu tư quỹ đã đạt hơn 435.129 tỷ đồng, tăng 65.600 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2014. Đặc biệt, hết năm 2015, số lãi thu được ước đạt 32.000 tỷ đồng, tăng 127,6% so với năm 2014 và đạt 106,7% so với kế hoạch Chính phủ giao. Như vậy, quỹ bảo hiểm xã hội không những phải được bảo toàn mà còn phải thực hiện đầu tư quỹ để thu lãi.
Về cơ cấu đầu tư cũng là một phần quan trọng trong bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội, trong những năm gần đây thì cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng dần tỷ lệ cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vay và mua trái phiếu Chính phủ, giảm dần tỷ lệ cho Ngân hàng thương mại nhà nước vay.
Bên cạnh việc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội để bảo toàn quỹ thì bảo hiểm xã hội cũng phải nâng cao các biện pháp giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội từ các đơn vị dử dụng lao động. Trên thực tế còn có nhiều doanh nghiệp nợ đọng kéo dài với số tiền lớn dẫn đến quỹ bảo hiểm xã hội không đảm bảo. Để giảm tỷ lệ nợ bảo hiểm xã hội thì BHXH Việt Nam đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các sở, ngành liên quan tập trung thanh tra, cũng như hướng dẫn các địa phương khởi kiện các trường hợp; công khai thông tin về các đơn vị trốn đóng, nợ tiền đóng BHXH số lượng lớn…nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất việc nợ đóng bảo hiểm xã hội.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung?
Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện đã nêu ra nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện.
Như tên gọi của hưu trí tự nguyện thì việc người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
Sau khi người tham gia bảo hiểm xã hội đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ có quyền sở hữu đối với tài khoản hưu trí của mình
Bảo hiểm xã hội thực hiện việc quản lý quỹ hưu trí theo nguyên tắc công khai và minh bạch và chi trả cho người tham gia khi họ đạt các điều kiện.
5. Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội?
Tại Khoản 5 Điều 6 Luật bảo hiểm xã hội đã quy định về việc ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội. Cụ thể thì trên thực tế Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã đầu tư để tập trung xây dựng, đưa vào sử dụng hệ thống phần mềm nghiệp vụ với mục tiêu tin học hóa toàn diện hoạt động nghiệp vụ của Ngành bảo hiểm xã hội. Việc công nghệ hóa hệ thống bảo hiểm xã hội là tầm nhìn của nhà nước ta đối với việc đồng bộ hóa hệ thống dữ liệu, giảm tải lượng công việc cho cán bộ ngành cũng như đảm bảo công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan bảo hiểm xã hội, kiểm soát được các hoạt động trục lợi bảo hiểm xã hội trên môi trường mạng, nâng cao năng lực hiệu quả phục vụ người dân và đơn vị sử dụng lao động khi thực hiện các hoạt động đóng, chi trả…
Hiện nay, về ngành bảo hiểm xã hội thì nước ta đã có được các phần mềm như: Lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH để số hóa tài liệu lưu trữ của Ngành; Thu và quản lý sổ thẻ; Kế toán tập trung; Xét duyệt chính sách; Quản lý đầu tư quỹ; Quản lý đấu thầu thuốc tập trung…
Bên cạnh đó, từ đầu năm nay, bảo hiểm xã hội đã cho ra đời ứng dụng Vssid – sổ bảo hiểm điện tử để người tham gia bảo hiểm theo dõi và kiểm tra được các quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung liên quan đến những chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm xã hội.