Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ những nguồn khác nhau theo quy định của pháp luật để trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường hợp ốm đau, thương tật, già yếu, thất nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về chi phí quản lý BHXH:
– Tại Điều 90
– Với quy định như trên, có thể thấy,
– Nhìn chung quy định như hiện nay tại Khoản 1 Điều 90
– Mặc dù Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 đã quy định bảo hiểm xã hội không còn là tổ chức sự nghiệp mà là cơ quan nhà nước song bản chất hoạt động của ngành bảo hiểm xã hội là hoạt động sự nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc, trong đó vừa có các nội dung hoạt động sự nghiệp, lại vừa có các hoạt động quản lý nhà nước như nhiệm vụ thu, chi bảo hiểm xã hội, quản lý đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý, đầu tư, phát triển và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội…Kể từ khi thực hiện Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, khối lượng công việc mà ngành bảo hiểm xã hội phải đảm trách tăng lên gấp ba lần, trong khi đó tính chất công việc tử quản lý thu, chỉ đến hoạt động đầu tư để bảo toàn Quỹ bảo hiểm xã hội đều hết sức phức tạp. Tại bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, công chức, viên chức ngành bảo hiểm xã hội thường xuyên phải làm đêm, làm thêm giờ
– Với quy định mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước sẽ không tạo cơ chế để khuyến khích hoạt động trong tổ chức bảo hiểm xã hội và chưa tính những đặc thù trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội. Vì vậy, nên chăng khi xác định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội cần tính tới những đặc thù riêng của ngành bảo hiểm xã hội và có cơ chế để khuyến khích cán bộ, viên chức và người lao động làm việc trong tổ chức bảo hiểm xã hội nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Trên cơ sở đó, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội sẽ được tính theo tỷ lệ % trên tổng số thực thu bảo hiểm xã hội hàng năm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, mức cụ thể do Chính phủ quy định.
– Điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm thực hiện của các nước trên thế giới. Trên thực tế, về vấn đề này hiện nay chưa có quy định cụ thể song có thể thấy tinh thần làm luật thể hiện trong Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý tài chính đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam kèm theo
– Mức trích từ các nguồn quy định tại Khoản này theo tỷ lệ tổng số thu và chi trả các chế độ của từng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên tổng số thu và chi trả các chế độ của các quỹ này trong năm; trong đó, số kinh phỉ trích chi phí quản lý từ quỹ dự phòng bảo hiểm y tế tối đa bằng 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế thu được trong năm.
2. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội:
– Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về các hình thức đầu tư quỹ, cụ thể tại Điều 91, Điều 92 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, trong quá trình hoạt động các nguồn thu của bảo hiểm xã hội, bao gồm thu do các đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, đóng góp của Nhà nước trong một số trường hợp và các nguồn thu hợp pháp khác. Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, hiện nay quỹ bảo hiểm xã hội có thể được dùng để đầu tư song phải đảm bảo nguyên tắc đầu tư theo Điều 90, đó là “Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư. Nguyên tắc này được hiểu như sau:
+ Một là, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo an toàn: Mục đích hình thành quỹ bảo hiểm xã hội là để góp phần đảm bảo an toàn thu nhập cho người lao động và sâu xa hơn là đảm bảo án sinh xã hội cho dân cư. Vì vậy, an toàn là nguyên tắc hàng đầu trong việc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được nguyên tắc này, nhà nước cần có những định hướng đầu tư và ở những chừng mực nào đó nhà nước phải bảo hộ cho đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội sao cho ít rủi ro nhất.
+ Hai là, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải hiệu quả: Đối với hoạt động đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội phải được xem xét, phân tích trên hai phương diện đó là hiệu quả tài chính (có sinh lời, tức là lợi nhuận từ hoạt động đầu tư phải đủ bù đắp và vượt trội các chi phí và tổn thất trong quá trình đầu tư) và hiệu quả KT-XH (đảm bảo lợi ích lâu dài cho quỹ bảo hiểm xã hội, gắn liền với các chính sách về xã hội như dân số, lao động, việc làm, cải thiện môi trường lao động và môi trường sống…).
+ Ba là, hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải đảm bảo thu hồi được vốn đầu tư (khả năng thanh khoản): Để đảm bảo cho Quỹ bảo hiểm xã hội luôn ở trạng thái sẵn sàng chi trả, các hoạt động đầu tư dù vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổi các tài sản đầu tư thành tiền và có thể thu hồi được dễ dàng.
– Hoạt động đầu tư hiện nay được thực hiện bởi các tổ chức sau đây: Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của quỹ bảo hiểm xã hội trên cơ sở đề nghị của cơ quan bảo hiểm xã hội ; còn bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trưởng quỹ bảo hiểm xã hội theo quyết định của Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Trên cơ sở đó, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội sẽ được bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội , trích chi phí quản lý bảo hiểm xã hội ”.
– Như vậy, để xác định được hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư, Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội Việt Nam và cơ quan bảo hiểm xã hội phải tính toán, lựa chọn kỹ về mục tiêu, về thời hạn đầu tư và về nhu cầu thanh toán …, đặc biệt phải xác định được những mặt mạnh, mặt yếu của các hình thức đầu tư, những rủi ro có thể gặp phải. Đối với quỹ bảo hiểm xã hội , rủi ro đầu tư không chỉ ảnh hưởng về mặt tài chính mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.
– Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014.