Khái quát về tranh chấp lao động? Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động?
Tranh chấp lao động xảy ra sẽ được giải quyết bằng các phương thức theo quy định của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tranh chấp lao động?
Khái niệm hòa giải tranh chấp lao động được hiểu như sau:
Giống như thương lượng, hòa giải (conciliation) cũng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp theo sự lựa chọn (Alternative Disputes Resolutions – ADRs) được sử dụng từ lâu trên thế giới. Về mặt hình thức, hòa giải giống như quá trình trung gian (mediation), tuy nhiên, giữa chúng có điểm khác biệt, đó là vấn đề tham gia và vai trò của người hòa giải và của nhà trung gian.
Theo nhìn nhận chung, hòa giải là quá trình các bên tranh chấp đưa tranh chấp lao động giữa họ ra trước một người thứ ba trung lập để giải quyết. Người thứ ba trung lập đó căn cứ vào tình tiết của vụ việc và tình hình giữa các bên để giúp đỡ các bên đạt được một thỏa thuận có thể chấp nhận được,
Quá trình hòa giải tranh chấp lao động có những đặc điểm cơ bản sau đây:
1) Có sự tham gia của người thứ ba trung lập vào quá trình hòa giải. Người thứ ba trung lập có thể là cá nhân, có thể là tổ chức, được lựa chọn hoặc thành lập trên cơ sở các quy định của pháp luật.” Người hòa giải phải là người không có quyền lợi liên quan với một trong các bên hòa giải. Người hòa giải phải có hiểu biết về các vấn đề lao động-xã hội và pháp luật lao động, đồng thời phải có kĩ năng hòa giải để thực hiện tốt quyền, trách nhiệm của mình.
2) Trong quá trình hòa giải, người hòa giải có quyền điều khiển, kiểm soát các hoạt động của các bên trên cơ sở các quy tắc hòa giải, đồng thời sẽ đưa ra những chỉ dẫn và gợi ý về mặt nội dung để các bên lựa chọn và cùng quyết định.
3) Quá trình hòa giải tranh chấp lao động trong một số trường hợp là có tính chất bắt buộc. Theo quy định của pháp luật, có những loại tranh chấp lao động “không nhất thiết phải qua hòa giải, còn hầu hết các tranh chấp lao động đều phải qua bước này. mới có thể tiếp tục hành trình tới đích, trừ trường hợp các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động không thực hiện việc hòa giải tranh chấp lao động do một trong các bên đề nghị.”
– Bản chất của hòa giải tranh chấp lao động
Quá trình thương lượng là quá trình các bên tự vận động trong một khuôn khổ do các bên tự sắp đặt với một điều kiện là đảm bảo tính hợp pháp. Điều đó một mặt mang lại cho các bên tranh chấp những thuận lợi là họ được tự do vận động, mặt khác làm cho các bên dễ lâm vào tỉnh trạng bế tắc nếu không muốn hoặc không có khả năng cùng nhau liên kết để đi tiếp quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình hòa giải, các bên tranh chấp với sự trợ giúp của người thứ ba trung lập có thể tìm thấy những cách thức khác nhau, những phương án khả dĩ có thể tạo nên điều kiện tốt cho sự đồng thuận. Không chỉ sự trợ giúp về mặt nội dung (các phương án giải quyết tranh chấp), người hòa giải còn có trách nhiệm giúp các bên cả về các thủ tục, về tinh thần, thái độ tham gia giải quyết tranh chấp lao động.
Tuy nhiên cho cùng, trên tất cả là tự định đoạt của các bên. Vì người hòa giải không phải là người có quyền áp đặt ý chí, buộc các bên tranh chấp phải tuân theo quyết định về nội dung của vụ tranh chấp, nên các bên tranh chấp phải lựa chọn và đi đến quyết định về nội dung của tranh chấp đó. Do đó, về khía cạnh chung nhất, hòa giải là quá trình các bên tranh chấp tự thương lượng với sự giúp đỡ của người thứ ba trung lập để giải quyết tranh chấp lao động phát sinh giữa họ với nhau. Sự trợ giúp của người hòa giải là rất quan trọng nhưng không thể giữ vai trò quyết định. Đây chính là sự thể hiện sâu sắc tính triết học của quá trình hoà giải tranh chấp lao động nói riêng và hòa giải các tranh chấp nói chung.
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động?
Trong quá trình hòa giải các bên đương sự và người hòa giải phải tôn trọng những nguyên tắc nhất định, đó là:
+ Tôn trọng sự điều khiển của người hòa giải;
+ Các đương sự phải tôn trọng lẫn nhau;
+ Đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải;
+ Đảm bảo sự phù hợp với pháp luật và tôn trọng đạo đức xã hội; Việc hòa giải không phụ thuộc vào các quy định của pháp luật mà chủ yếu do chính các bên với sự trợ giúp của người hòa giải. Nếu tập trung vào việc biện hộ pháp lí cho việc thắng – thua thì các bên sẽ dần dần xa rời việc “hòa giải”, đồng thời quá trình đó buộc các bên phải kiểm giữ mà không nêu các ý kiến một cách cởi mở. Vì thế quá trình hòa giải sẽ có nguy cơ thất bại.
Bên cạnh đó việc hòa giải còn phải đảm bảo tôn trọng nguyên tắc bảo mật và các bên không được dùng các kết quả hòa giải làm lợi thế hoặc tư liệu chính thức để sử dụng vào mục đích khởi kiện hoặc mục đích khác chống lại bên kia. Do đó, lời khuyên đối với những người tham gia quá trình hòa giải là không nên đi vào việc phân định thắng – thua mà phải sử dụng những thủ pháp mang tính xã hội nhằm đạt được mục tiêu trên cơ sở xây dựng mối quan
hội trong hòa giải với nhau dưới sự trợ giúp của người hòa giải. Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình hòa giải tranh chấp lao động phải tuân theo quy định của pháp luật.
Ngoại trừ việc hòa giải tại các cơ quan tài phân lao động là có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, trong quá trình hòa giải tranh chấp lao động tại bước hòa giải với tư cách là một phương thức, là một quá trình độc lập, các chủ thể tham gia chủ yếu sẽ bao gồm: người hòa giải và các bên tranh chấp.
– Người hòa giải:
Theo quy định của pháp luật, người hòa giải có quyền đứng ra giải quyết tranh chấp lao động theo thủ tục hòa giải độc lập là hòa giải viên lao động.
Theo quy định hiện hành, hòa giải viên lao động là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người đang chấp hành án; có sự am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; đã có 3 năm làm việc ở lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động và có kĩ năng hòa giải tranh chấp lao động.(2 hòa giải viên do chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh
hòa giải viên có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp: có đơn xin thôi tham gia hòa giải viên, không hoàn thành nhiệm vụ hòa giải; có hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng uy tín, thẩm quyền, trách nhiệm của mình làm phương hại đến lợi ích của các bên hoặc lợi ích của nhà nước trong quả trình hòa giải hoặc từ chối nhiệm vụ hòa giải từ hai lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về đào tạo nghề mà không có lí do chính đáng.”
– Các bên tranh chấp:
Các bên tranh chấp tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên được trợ giúp trong quá trình hòa giải. Một hoặc các bên tranh chấp cũng có thể thực hiện sự uỷ quyền cho người khác tham gia (người lao động uỷ quyền cho công đoàn, người sử dụng lao động uỷ quyền cho nhân viên thuộc cấp). Về việc tham gia cụ thể này pháp luật không có (2) quy định mang tính hạn chế hoặc cứng nhắc. Vấn đề quan trọng là ở chỗ một trong các bên tranh chấp không thể đồng thời là thành viên của hội đồng hòa giải lao động cơ sở.
Như vậy có thể thấy các cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như giải quyết được tranh chấp giữa các bên, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về nội dung giải quyết tranh chấp lao động, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như các nội dung liên quan đến các vấn đề này.