Chấm dứt hợp đồng lao động? Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động?
Hợp đồng lao động là kết quả của sự thống nhất ý chí giữa người sử dụng lao động và người lao động để xác lập quan hệ lao động mà không phụ thuộc vào tên gọi của hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, mọi sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hợp đồng lao động đều dẫn đến phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Vậy
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
– Cơ sở pháp lý:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Theo quy định của pháp luật hợp đồng lao động được hiểu là sự kiện pháp lý chấm đủ quyền và nghĩa vụ của các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Theo đó, quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm hai nội dung các sự kiện pháp lí dẫn đến việc chấm đứt hợp đồng lao động và quy định về giải quyết hậu quả pháp li của việc chấm dứt hợp đồng lao động.
– Chấm dứt hợp đồng lao động có những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Thứ nhất, chấm đứt hợp đồng lao động là chấm dứt sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động sẽ làm cho các chủ thể không còn phải chịu sự ràng buộc về quyền và nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động bao gồm các nội dung mà hai bên thỏa thuận với quyền và nghĩa vụ cụ the phát sinh trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có trách nhiệm tuân thủ nghiêm túc các nội dung đã thỏa thuận. Tuy nhiên, khi hợp đồng lao động chấm dứt, sự ràng buộc giữa hai bên về quyền và nghĩa trong quan hệ lao động đã giao kết cũng không còn nữa.
+ Thứ hai, chấm dứt hợp đồng lao động có thể hợp pháp hoặc trái pháp luật
Chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp là trường hợp các bên chủ thể trong quan hệ lao động thực hiện việc chấm dứt hợp đồng lao động đảm bảo các quy định của pháp luật về căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về căn cứ hoặc thủ tục khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Trong quan hệ lao động, xuất phát từ những mục đích khác nhau mà các bên có thể không quan tâm đến quyền lợi ích của bên kia. Do đó, pháp luật đã quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động khá chặt chẽ nhằm dung hòa quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.
+ Thứ ba chấm dứt hợp đồng lao động tạo ra những hậu quả pháp lý đa dạng.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động trong bất kỳ điều kiện nào cũng làm phát sinh những hậu quả pháp lý nhất định và những hậu quả này lại không hoàn toàn giống nhau mà phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến sự chấm dứt hợp đồng lao động. Chẳng hạn như chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp có hậu quả pháp lý khác với chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, ngay cả trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp thì hậu quả pháp lý đối với người lao động và người sử dụng lao động cũng có sự khác nhau. Bên cạnh đó, quan hệ lao động không tồn tại riêng lẻ giữa người lao động và người sử dụng lao động mà đã là quan hệ của nhiều người lao động có liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế, khi một mối quan hệ lao động chấm dứt có thể tác động đến các quan hệ lao động khác và có thể ảnh hưởng đến xã hội
Như vậy, chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những công cụ hữu hiệu mà pháp luật dành cho người lao động và người sử dụng lao động để các chủ thể này tu bảo vệ quyền lợi của mình cũng như tự mình thực hiện quyền tự do lựa chọn việc làm, tự do tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh
Các trường hợp chấm đút hợp đồng lao động
* Căn cứ vào ý chỉ và biểu lộ ý chí của các chủ thể khi chấm dứt hợp đồng lao động có thể chia việc chấm dứt hợp đồng lao động thành các loại
– Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên là trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều thể hiện, bày tỏ sự mong muốn được chấm dứt quan hệ lao động hoặc một bên đề nghị và bên kia chấp nhận Nguyên tắc của Luật lao động Việt Nam là đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động Thỏa thuận hợp pháp của các bên là những thỏa thuận hoàn toàn bình đẳng, tự nguyện trên cơ sở tương quan lao động và điều kiện thực tế, không trái pháp luật và các giá trị xã hội … về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tham gia lao động và sử dụng lao động
– Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chi của một bên Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí một bên là những trường hợp chấm dứt chỉ phụ thuộc vào ý chí của một bên chủ thể (người lao động hoặc người sử dụng lao động) nhưng được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện Đối với trường hợp này việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể hợp pháp hoặc bất hợp pháp và từ đó dễ gây bất đồng và tranh chấp bởi sự chấm dứt này thường gây những hậu quả bất lợi cho chủ thể bị chấm dứt
– Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chỉ của bên thứ ba. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chi của bên thứ ba là những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chi của hai bên chủ thể tham gia quan hệ lao động.
Khác với hai trường hợp trên, nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động đều có sự hiện diện của người lao động và/hoặc người sử dụng lao động, việc hợp đồng lao động chấm dứt do ý chí của bên thứ ba hoàn toán không bị chi phối bởi ý chỉ của người lao động hay người sử dụng lao động như người lao động bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết, người lao động bị kết án tù giam, từ hình hoặc bị cầm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án,
Chấm dứt hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ chủ thể nào Đây là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động do sự biến pháp lý nhất định, như người lao động chết, người sử dụng lao động là cá nhân chết. Trong trường hợp này, quan hệ lao động không thể tiếp tục duy trì không phụ thuộc vào ý chỉ hay mong muốn của bất kỳ chủ thể nào
* Căn cứ vào tính hợp pháp của sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động, có thể có thể chia việc chấm dứt hợp đồng lao động thành các loại:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Đây có thể hiểu là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà các bên trong quan hệ hợp đồng lao động tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về thủ tục, căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động Đối với các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của các bên thường diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, ít phát sinh tranh chấp.
Đồng thời, chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp thì quyền và lợi ích hợp pháp của các bên được bảo vệ, đảm bảo cho quan hệ lao động phát triển một cách hài hòa và ổn định Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận tương đối chặt chẽ trong các văn bản pháp luật các sự kiện dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động
– Chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật: Là sự chấm dứt hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động hay người lao động vi phạm căn cứ chấm dứt, thủ tục chấm dứt hoặc vi phạm điều cấm được pháp luật quy định Việc vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động đều được coi là hành chấm dứt hợp đồng lao động trải pháp luật và chủ thể vi phạm phải chịu những chế tại do pháp luật quy định.
2. Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động.
Tại Điều 45 Bộ luật lao động 2019 quy định về việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động, theo đó, khi chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp mà Bộ luật lao động quy định thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động biết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì người sử dụng lao động không cần phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết về việc chấm dứt hợp đồng, đó là những trường hợp: (1) trường hợp người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của
( *Lưu ý: Trong trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.) thì khi chấm dứt hợp đồng lao động thì cũng không cần phải thông báo cho người lao động biết.
– Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động:
+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động( đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động).
+ Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động được tính từ ngày ra thông báo, trường hợp này được áp dụng đối với người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định của pháp luật.
Việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động theo bộ luật lao động là khá quan trọng và cần thiết, bởi lẽ việc thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động là cơ sở để người lao động biết được về việc đã chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Việc thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cũng là cơ sở để tính thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật đã quy định.