Khái quát về quy trình ký kết thỏa ước lao động tập thể? Quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể?
Theo quy định của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Bộ luật lao động 2019.
1. Khái quát về quy trình ký kết thỏa ước lao động tập thể?
– Chủ thể ký kết thỏa ước
Thoả ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật lao đông là thỏa ước được kí kết trên cơ sở những thỏa thuận mà các bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Do bản chất của việc thương lượng tập thể là khi thương lượng tập thể có thể có rất nhiều người tham gia nhưng khi ký kết thỏa ước đại diện mỗi bên chỉ cần một đại diện. Do đó mà chủ thể ký kết thỏa ước lao động sẽ là đại diện tập thể lao động và bên người sử dung lao động sẽ là người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dung lao động tiến hành ký kết đại diện với nhau.
Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, chủ thể ký kết bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở lao động nơi tiến hành thỏa ước lao động; chủ thể ký kết thỏa ước lao động bên người sử dung lao động là người sử dung lao động hoặc đại diện của người sử dung lao động ở cơ sở đó.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành: chủ thể tiến hành đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể ngành bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành. Chủ thể tiến hành đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể ngành bên người sử dung lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dung lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.
Có thể thấy, để ký kết thoả ước, giai đoạn thương lượng tập thể là giai đoạn rất quan trọng. Những thỏa thuận, cam kết trong thỏa ước có phù hợp với thực tế hay không, có lợi cho người lao động hay không hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn này nên cần thiết phải có nhiều người tham gia. Còn ký kết thoả ước lại là kết quả của quá trình thương lượng và là thủ tục sau cùng, nó mang ý nghĩa là sự cam kết về những nội dung của thoả ước mà các bên đã thoả thuận. Do vậy thủ tục này chỉ cần mỗi bên một đại diện. Đại diện tập thể lao động tại cơ sở (đối với thoả ước doanh nghiệp) và chủ tịch công đoàn ngành (đối với thỏa ước ngành) là người chịu trách nhiệm chính trong việc đại diện cho ý chí của tập thể lao động; người sử dung lao động, đại diện người sử dung lao động hoặc đại diện của tổ chức đại diện người sử dung lao động là người chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên đương nhiên phải là những chủ thể có quyền ký kết thoả ước lao động tập thể.
– Quá trình thương lượng ký kết thoả ước
Thoả ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật lao động được hiểu là
Việc thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động không đương nhiên sẽ dân đến ký kết thỏa ước lao động tập thể, không phải mọi thỏa thuận tại phiên họp thương lượng đều dẫn đến việc ký kết thoả ước lao động tập thể.
Theo quy định của pháp luật về ký kết thỏa ước lao động tập thể thì thoả ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên tiến hành thỏa thuận với nhau đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể.
Trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì phải có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được.
Trong trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành thì yêu cầu phải có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được.
Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản trong đó mỗi bên giữ một bản, một bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp tại cơ sở và một bản gửi tổ chức đại diện người sử dung lao động mà người sử dung lao động là thành viên.
Thoả ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản, trong đó mỗi bên ký kết giữ một bản, một bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, một bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
– Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước Thỏa ước lao động tập thể được kí kết trên cơ sở kết quả đạt được của thương lượng tập thể. Vì vậy về mặt bản chất, nó được hình thành trên cơ sở sự thương lượng thỏa thuận giữa các bên. Tuy nhiên, vì thoả ước lao động tập thể liên quan trực tiếp đến các quyền và nghĩa vụ cũng như lợi của của người lao động, tập thể lao động (được coi là “luật” của doanh nghiệp) nên thỏa ước phải được gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mục đích là để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm bắt được việc thực hiện pháp luật trong các doanh nghiệp cũng như quản lý lao động trong các doanh nghiệp.
Theo quy định của pháp luật trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết, người sử dung lao động hoặc đại diện người sử dung lao động phải gửi một bản thoả ước đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, đến Bộ lao động-thương binh và xã hội đối với thỏa ước lao động tập thể ngành và thoả ước lao động tập thể khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiệu lực của thoả ước hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố này.
2. Quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể?
Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể được quy định tại Điều 76 Bộ luật lao động 2019 như sau:
– Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp:
Đầu tiên, trước khi ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp.
Điều kiện để ký kết thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp:
Đối tượng lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Điều kiện để ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
– Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành:
Đối tượng lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể ngành: đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Điều kiện đẻ ký kết thỏa ước lao động tập thể ngành: Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
– Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể: về thời gian, địa điểm và cách thức sẽ do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng lấy ý kiến thỏa ước lao động tập thể.
– Chủ thể ký kết thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
– Thỏa ước lao động tập thể sau khi đã được lấy ý kiến và ký kết phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Điều 77 Bộ luật lao động 2019.
– Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về nội dung các quy định về lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể theo quy định của Bộ luật lao động 2019.