Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? Quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Trong việc giao kết hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động thì Pháp luật Việt Nam hiện hành mà cụ thể là Bộ luật lao động 2019 và các Bộ luật lao động trước đó thì luôn có các quy định một số vấn đề nhằm nâng cao trách nhiệm cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Việc đưa ra các quy định này vì pháp luật lao động nhận thấy rằng, trong quan hệ người lao động lúc nào cũng là bên yếu thế hơn và cần được bảo vệ nhiều hơn là những người sử dụng lao động. Trong quá trình người lao động và người sử dụng lao động thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động của mình thì việc người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là rất nhiều và rất phổ biến, Chính những việc làm của người sử dụng lao động này đã gây ra các hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với người lao động.
Có thể hiểu một cách đơn giản là những hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc các trường hợp được pháp luật lao động hiện hành quy định thì đều là hoạt động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối ới cả người lao động và người sử dụng lao động. Vậy,
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
1. Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Trong thực tế thì việc các chủ thể thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình có thể hiểu một cách đơn giản đó là quyền của các chủ thể này được rút ra khỏi một hợp đồng đã được giao kết trước đó. Theo như quyên tắc của việc giao kết hợp đồng thì vấn đề các chủ thể thực hiện hành vi phá vỡ cam kết luôn không được khuyến kích. Tuy nhiên, Pháp luật lao động lại xem việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động như một quyền quan trọng của người lao động, vấn đề này còn được xem là quan trọng không kém quyền được giao kết hợp đồng lao động.
Định nghĩa về khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Bộ luật lao động 2019 có thể là đúng pháp luật hoặc trái pháp luật dựa trên các quy định của pháp luật. Do đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được biết đến là trường hợp người lao động hoặc người sử dụng lao động tự mình chấm dứt hiệu lực của hợp đồng lao động đã được hai bên thỏa thuận, giao kết.
Bên cạnh đó thì pháp luật này cũng đã có nhắc đến các vấn đề liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Do đó, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật được xác định là việc người lao động hoặc người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động không tuân thủ các trường hợp mà pháp luật cho phép mỗi bên được quyền đơn phương chấm dứt.
Trong trường hợp mà người lao động hoặc người sử dụng lao động khi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì việc đầu tiên mà các đối tượng này phải thực hiện đó là việc thông qua tổ chức Công đoàn. Do đó, người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể làm đơn nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn tại doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động hoặc người sử dụng lao động trong trường hợp này.
Theo đó, tổ chức công đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để cùng với tổ chức đại diện của người sử dụng lao động để thương thảo, đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động hỗ trợ giải quyết vấn đề vì Công đoàn có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019. Bên cạnh đó thì người lao động hoặc người sử dụng lao động có thể thực hiện việc khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án có thẩm quyền nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả.
2. Quy định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Người lao động hay người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với trường hợp của người sử dụng lao động
Trên cơ sở quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 thì khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra, sau khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật phải nhận người lao động trở lại làm việc mà người lao động không muốn tiếp tục làm việc khi bị người sử dụng lao động thực hiện hành vi chấm dứt hợp đồng trước đó thì ngoài khoản tiền bồi thường là hai tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc. Bên cạnh đó thì giữ người lao động và người sử dụng lao động cần thực hiện việc thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì người lao động được nhận tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, theo như quy định của Bộ luật này thì khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động chỉ có nghĩa vụ thông báo trước cho người lao động đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019. Thời gian thông báo trước:
– Ít nhất 45 ngày đối với
– Ít nhất 30 ngày đối với
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo như quy định được nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng, đối với các trường hợp người sử dụng lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật lao động năm 2019 đã quy định đó lòa việc người sử dụng lao động đã có những hành vi vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định tại Điều 36 mà người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Không những thế mà khi người sử dụng lao động có hành vi vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cũng là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Cuối cũng là việc người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
2.2. Đối với trường hợp của người lao động
Trên cơ sở quy định của pháp luật không có nêu rõ và cụ thể các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao dộng trái pháp luật của người lao động với người sử dụng lao động. Mà Bộ luật Lao động năm 2019 chỉ nhắc đến và quy định về nội dung quyền mà người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, từ quy định được nêu ra đó thì có thể nhận định rằng, ngoài các trường hợp quy định là quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thì những hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khác của người lao động đều trái với pháp luật. Khi đó, Bộ luật này quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động cụ thể tại Điều 35 là:
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng”
Như vậy, từ quy định này có thể thấy rằng, khi người lao động có các hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Đồng thời, khi mà người lao động thực hiện hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 40 Bộ luật lao động 2019.
Theo đó, người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Không những thế mà người lao động vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước và phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.